Xin chào mọi người, mình vẫn luôn cảm ơn các bài viết rất chất lượng của các Anh/Chị/Bạn trong cộng đồng LeoX mà chưa biết đóng góp thế nào. Nhân dịp vừa đọc xong cuốn Too big to fail hay quá nên mình mạn phép đăng bài review/tóm tắt quyển sách này. Mình ko tìm được bản tiếng Việt nên đành đọc bằng TA, vì vậy có mấy chỗ quote thì mình chỉ dịch nôm na được thôi ^^, hy vọng có chút nào đó hữu ích cho mọi người.

Too Big to Fail: The Inside Story of How Wall Street and Washington Fought  to Save the Financial System--and Themselves: Sorkin, Andrew Ross:  9780143118244: Books - Amazon.ca


Vài dấu mốc là bối cảnh của cuốn sách.

 

  • Năm 2007 riêng lĩnh vực tài chính đã tạo ra 40% lợi nhuận cho toàn bộ Doanh nghiệp tại Mỹ. Các trader, banker phố Wall ngập trong tiền thưởng, như Lloyd Blankfein, Goldman Sachs CEO đã nhận về 69 triệu USD. Toàn bộ thị trường đều mong chờ năm 2008 cũng sẽ tương tự và mặc dù thị trường nhà đất đã có dấu hiệu khủng hoảng, tháng 3/2007, Ben Bernanke – Chủ tịch Fed đã phát biểu “Subprime market posed little risk beyond a few mortgage firms” - dịch nôm: nợ vay dưới chuẩn chỉ gây chút ít rủi ro cho một vài định chế cho vay bất động sản thôi.
  • 5 NH đầu tư hàng đầu tại Mỹ thời điểm đó: Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merril Lynch, Lehman Brothers và Bear Stearns. Các NH đầu tư ít chịu sự quản lý của Fed và không có yêu cầu về vốn như các NH truyền thống.
  • Vào tháng 8/2007, BNP Paribas đã mở màn với việc đóng cửa 3 quỹ liên quan đến mortgage backed securities với lý do là không định giá được tài sản.
  • Ngày 16/3/2008, JP Morgan đồng ý mua Bear Stearns (NH nhỏ nhất trong số 5 NH trên) với giá 2$/cổ phiếu, Fed hỗ trợ 30 tỷ USD khoản lỗ hiện có của BS từ những tài sản rủi ro nhất. Cuốn sách bắt đầu từ giai đoạn này.

 

**Chương 1.**

(tập trung vào CEO của Lehman - Dick Fuld)

 

Ngày 15/3/2008, Dick Fuld đang trong kỳ nghỉ với vợ thì nhận điện thoại của Henry Paulson (Treasury Secretary) thông báo về giao dịch giữa JP Morgan và Bear Stearns.

 

Dick Fuld xuất thân là 1 trader, đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng (vd sự sụp đổ của hedge fund Long-Term Capital Management vào 1998) nên rất tự tin rằng lần này cũng sẽ chỉ tương tự. Khi thị trường nhà đất bắt đầu sụt giảm, một số NH đã dừng việc cho vay mới thì Fuld vẫn phát biểu một cách tự hào: “_Do we have some stuff on the books that would be tough to get rid of? Yes. Is it going to kill us? Of course not.” - (Liệu chúng ta có những tài sản khó nhằn mà cần loại trừ hay không? - Có chứ. - Liệu nó có đánh sập chúng ta không? - Tất nhiên là không!)_

 

Sau khi JPM công bố mua lại Bear Stearns, thị trường khủng hoảng, CP Lehman mở cửa giảm 35% và chỉ trong 1h, giảm tới 48%. Lúc này, Moody's vẫn xác nhận xếp hạng A1 trái phiếu phát hành dài hạn của Lehman, chỉ hạ bậc Triển vọng từ tích cực xuống Ổn định. Deutsche Bank và HSBC là những NH đầu tiên dừng giao dịch với Lehman. Để cứu vãn tình hình, ban lãnh đạo Lehman đã chấp nhận phỏng vấn với WS Journal và trấn an thị trường rằng: Lehman đã lường trước tình huống, bán bớt tài sản do đó đã dự trữ lượng lớn thanh khỏa; và rằng mọi người cần phải tin tưởng vào sự hỗ trợ của Fed. Ngày hôm đó CP của Lehman đã quay ngược dòng, đóng cửa chỉ giảm 19% - $31,75, vẫn là mức thấp nhất trong 4,5 năm. Vì rất tự tin vào sức mạnh của Lehman nên Fuld đổ lỗi toàn bộ việc cổ phiếu (CP) giảm giá là do Short Seller - những kẻ bán khống.

 

Tiểu sử của Dick Fuld: gia đình ông sở hữu nhà máy vải sợi với doanh thu lên tới 1 tỷ USD nhưng bố ông không muốn con trai nối nghiệp nên đã gửi ông tới thực tập ở Lehman Brothers, vốn là nơi quen biết lâu năm. Ở đây, Fuld gặp và làm việc cho Glucksman, là một trader tài năng, được Glucksman đào tạo và nâng đỡ. Glucksman thì được chính anh em nhà Lehman thuê về vào những năm 1960 khi họ muốn mở thêm mảng commercial paper trading để cạnh tranh với Goldman Sachs. Ở Lehman, Fuld tiếp tục gặp Joe Gregory và cả 2 nhanh chóng trở thành cặp bài trùng kéo dài tới 40 năm _(đọc thì liên tưởng đến kiểu Càn Long và Hòa Thân =)) Gregory luôn là người thực thi mọi nhiệm vụ khó nhằn và làm vui lòng Fuld).

 

Ngày 10/4/1984, Lehman’s Board quyết định sáp nhập với mảng Retail brokerage của American Express trở thành Shearon Lehman kéo dài cho tới 1994. Đối với bộ 3 Glucksman, Fuld và Gregory thì họ coi 10 năm này giống như ngục tù và luôn quyết tâm “chiến đấu” để khôi phục lại Lehman nguyên gốc. Dần dần trong vài năm Fuld gần như trở thành leader duy nhất của Lehman, bổ nhiệm Gregory là COO và đã loại bỏ hoàn toàn những “thành phần không phù hợp”.  Fuld xây dựng văn hóa ở Lehman với những câu nói nổi tiếng như “Every day is a battle",“You have to kill the enemy” Nhận định là Lehman quá bảo thủ, chỉ tập trung trading trái phiếu và không làm ra được nhiều lợi nhuận như Goldman Sachs, Lehman bắt đầu mở rộng ra những sản phẩm mà chính các trader cũng không hiểu. Trong thị trường bull thì mọi thứ đều tốt đẹp, có năm Gregory nhận phần thưởng 34 triệu USD và Fuld 40 triệu USD đút túi.

 

Cặp đôi, mà chủ yếu thực thi bởi Gregory, đã thể hiện sức mạnh quyền lực của mình thông qua một số vụ điều động nhân sự, điển hình như việc đá Robert Shafir - một lãnh đạo kỳ cựu mảng Equity - ra khỏi ExCo, điều chuyển ông này tới Châu Á trong khi con ổng đang bệnh nặng; điều chuyển Bart McDade, vốn có nhiều kinh nghiệm mảng fixed income sang làm head of equity; tuyển dụng Erin Callan, một luật sư thuế (xinh đẹp), đảm nhiệm CFO.

 

Một chút thông tin về Callan: là con gái của một viên chức cảnh sát, tốt nghiệp trường Luật NYU năm 1990 sau đó vào làm việc cho Simpson Thacher & Bartlett, mảng thuế doanh nghiệp. Lehman là một khách hàng chính ở đây. Sau 5 năm, Callan đã chủ động liên hệ và chuyển sang làm việc tại Lehman. Tại đây, có thể nói là Callan đã gặp may khi đúng lúc có thay đổi về luật thuế về chứng khoán nên đã có cơ hội giúp các khách hàng tái cấu trúc các khoản đầu tư phức tạp. Callan cũng có tham vọng chứng tỏ bản thân y như Fuld và sau đó thì lọt mắt xanh của Gregory. Vào tháng 3/2008, Callan đang trong quá trình đàm phán mua một căn hộ trị giá 6.48 triệu USD, trong đó dự kiến sẽ vay 5 triệu...

 

Ngày 18/3/2008, Golman Sachs công bố lợi nhuận 1.5 tỷ USD, giảm từ 3.2 tỷ USD YoY. Callan sau đó phụ trách họp báo, công bố mức lợi nhuận của Lehman 489 triệu USD, giảm 57% nhưng tốt hơn các nhà phân tích dự đoán. Bà cũng tập trung nhấn mạnh việc Lehman đã giảm vay nợ, tăng cường thanh khoản... Trong cuộc họp báo, Meredith Whitney, một nhà báo nổi tiếng giới phân tích các NH với dự báo chuẩn xác về việc Citi group phải cắt lợi tức, đã hết lời khen ngợi Callan. Mọi người thở phào vì nếu Whitney đồng tình thì tất cả những người khác cũng sẽ mua theo. Ngày hôm đó, CP của Lehman tăng 46,4% đạt giá $46,49, các nhà phân tích cũng đã chuyển mức rating từ “trung lập” sang “mua”.

 

Tất cả mọi người đều hồ hởi, chỉ có 1 vài người còn đặt câu hỏi về những số liệu này.

 

Sáng nay mở mắt thấy công bố SVB phá sản, đúng lúc đọc xong quyển sách này nên mình thấy nhiều điểm tương đồng quá luôn ^^

Bài học của cá nhân mình từ chương 1: 

  • Giữ lối sống tối giản, có thêm thu nhập thì cũng ưu tiên giữ lối sống cũ đã. Ngay cả CFO  của một Big 4 cũng đi vay tới 77% để mua nhà với niềm tin rằng thu nhập chỉ có tăng chứ không có rủi ro nào xảy tới :(
  • Hiểu rõ những gì mình làm, nhắc nhở bản thân đừng hùa theo số đông. Trường hợp của Lehman là không có chuyên gia thực thụ để cảnh báo, mọi người đều say sưa với kết quả lợi nhuận khổng lồ của những năm trước. Trader không hiểu sản phẩm mình trade, CFO không thực sự hiểu về tài chính doanh nghiệp mình nên đã không cảnh báo được trước những rủi ro tồn tại từ phương thức ghi nhận giá trị tài sản.