Thanh khoản đang trở nên cạn kiệt trên thị trường tài chính và bất động sản. Đáng nói hơn, điều này đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.  Nguồn cơ đến từ làn sóng lạm phát đang gây bất ổn trên quy mô toàn cầu. Trái với dự báo của nhiều chuyên gia vào thời điểm này năm ngoái khi cho rằng lạm phát không nghiêm trọng, lạm phát đang trở thành vấn đề nhức nhối ở rất nhiều nước: Srilanka vỡ nợ, biểu tình ở Indonesia, ở Châu Âu ... 

Hình 1: Cung tiền ở Úc đang sụt giảm với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong nhiều năm cho thấy áp lực thanh khoản rất lớn

 

Các ngân hàng trung ương chuyển mode từ nới lỏng bơm tiền (QE) sang thắt chặt hút tiền (QT). Theo đó, các khoản vay mới trở nên khó giải ngân, các khoản vay đáo hạn bị thu hồi. Trong bối cảnh thị trường tài chính sử dụng đòn bẩy rất lớn từ easy money, chính sách thắt vòi hiện nay gây áp lực rất lớn lên giá tài sản. Đơn giản khi các NĐT đi vay nhưng giá tài sản ngừng tăng, áp lực trả lãi sẽ khiến NĐT có động lực phải bán tài sản. Trong bối cảnh lạm phát, (1) lãi suất tăng và không thể vay mới + (2) giá tài sản dừng tăng và rất khó kiếm người mua dẫn tới áp lực bán tài sản để trả nợ hoặc giảm dư nợ tăng lên, việc giá tài sản phải điều chỉnh xuống là điều dễ hiểu. 

Hình 2: Tỷ lệ các ngân hàng Mỹ thắt chặt điều kiện tín dụng đang tăng nhanh

 

Khi thanh khoản bị siết, sự bùng nổ kinh tế chóng mặt nhờ bơm tiền đang dần biến mất. Thay vào đó kinh tế đang nguội đi nhanh chóng. Giá năng lượng, nguyên liệu hay vận tải đang trong xu hướng quay đầu. Nhờ đó, áp lực lạm phát ngắn hạn có vẻ sẽ bớt căng thẳng nhưng điều này không đồng nghĩa với một triển vọng trung hạn dễ dàng.

Hình 3: Chỉ số vận tải biển (đường màu đỏ) đang sụt giảm rất nhanh.  Lãi suất TPCP dài hạn (đường màu đen) phản ánh lạm phát thường sẽ biến động cùng chiều với chỉ số vận tải biển có thể sẽ quay đầu trong ngắn hạn.

 

Không dễ để kết thúc lạm phát trong tình trạng hiện nay khi mà thế giới vẫn đang chia rẽ sâu sắc khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và giá năng lượng rất khó hạ sâu bởi thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Các ngân hàng trung ương đang đứng trước một bài toán cực kỳ hóc búa : Nếu thắt chặt mạnh tay thì sự đổ vỡ trên thị trường tài chính có thể rất nghiêm trọng nhưng nếu nới lỏng trở lại thì lạm phát rất dễ quay trở lại. Lạm phát tăng cao không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định xã hội.  Do đó, việc nới room tín dụng nếu có sẽ được thực hiện rất thận trọng và khó có thể thay đổi đáng kể trạng thái thanh khoản trên thị trường tài chính. Tiền vẫn sẽ khan hiếm.

 

Điều này dẫn đế một nghnịch lý là cash is king bất chấp lạm phát tăng cao. NĐT cầm tiền không vội vàng mua khi có rất nhiều lựa chọn mà đang mong chờ một mức giá tốt hơn. Ngắn hạn, lượng short đánh xuống từ các nhà đầu tư tổ chức đang ở mức kỉ lục. 

Hình 4: Lượng options đánh xuống của các NĐT tổ chức đang ở mức cao kỉ lục.

 

Liệu suy thoái có thực sự là điều không tránh khỏi và thị trường sẽ sụp đổ ? Có vẻ các ngân hàng trung ương sẽ không dễ dàng đầu hàng để điều này xảy ra ngay lập tức. Ít nhất, họ sẽ cố gắng giảm nhẹ hậu quả của suy thoái. Trạng thái short quá cao không có nghĩa là các NĐT tổ chức đúng, ngược lại hoàn toàn có khả năng khiến thị trường hồi phục trong ngắn hạn khi thị trường đứng vững trong ngắn hạn trước áp lực short buộc các NĐT phải thu hồi bớt trạng thái.

 

Tuy nhiên, xa hơn một chút, thời bơm tiền đã qua. Thanh khoản sẽ vẫn là vấn đề cho đến khi các ngân hàng trung ương tự tin về việc kiểm soát lạm phát.  Trong khi đó, ở nền kinh tế thật, tiêu dùng suy giảm trong khi các doanh nghiệp rất khó hạ giá thành sản phẩm trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung và giá năng lượng tăng cao hiện nay. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng suy thoái do lạm phát đình đốn, tăng trưởng kinh tế trì trệ trong bối cảnh lạm phát cao dai dẳng. Đây không phải viễn cảnh tốt cho thị trường tài chính.

 

Việt Nam đang ít nhiều đứng ngoài suy thoái toàn cầu nhờ sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu vẫn đang rất nhanh cũng như được hưởng lợi từ bối cảnh dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Cần thêm một chút may mắn để hiệu ứng suy thoái không ảnh hưởng quá nhiều nhưng với độ mở của nền kinh tế hiện tại thì rất khó đứng ngoài xu hướng.

 

Những thứ tạo ra dòng tiền thường xuyên và được định giá hợp lý sẽ là nơi trú ẩn tốt. Ngoài ra, vàng luôn là lựa chọn hợp lý trong bối cảnh risk-off xảy ra.

 

Stay safe, stay savvy !