Các bạn biết Trader nổi tiếng nhất mọi thời đại là ai không? Jesse Livermore. Ông là trader, nhà đầu cơ ngắn hạn nổi tiếng nhất mọi thời đại, một thiên tài về dự báo giá. Ông là người mà William O’neil – cha đẻ của phương pháp CANSLIM sau này, tác giả quyển sách nổi tiếng trong giới trader “how to make money in stock market” cũng phải thán phục và học hỏi.

Từng có thời, tất cả các “bucket shop” giống như nhà cái chứng khoán thời đó, dán hình cấm cửa Livermore vì thành tích đáng sợ của ông. Thời đó tại các thị trấn nhỏ ở nước Mỹ, việc giao dịch chứng khoán ở các “bucket shop” thuần là việc cá cược lên xuống của chứng khoán với nhà cái. Do đó, số tiền Livermore kiếm được chính là số tiền mất của các nhà cái.

Sau khi bị cấm cửa ở tất cả các “bucket shop” in town, Livermore chuyển lên New York và chính thức gia nhập phố Wall, chính thức bắt đầu chuỗi ngày nổi tiếng cũng như bi kịch của đời mình với 3 lần phá sản và cuối cùng là tự tử trong trầm cảm.

Cùng nhìn lại cuộc đời của Jesse Livermore để xem ta rút ra được bài học gì nhé.

________________________________________________________________

Livermore sinh năm 1877, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo nhưng rất đam mê các con số. Năm 14 tuổi, Livermore bị cha ép nghỉ học để làm nông cho gia đình nhưng ông kiên quyết phản đối bằng cách bỏ trốn với vỏn vẹn 5 USD trong túi. Chui vào xe chở hàng để trốn, Livermore dừng chân ở một công ty môi giới chứng khoán nhỏ và may mắn thay được nhận vào làm “chalk boy” – cậu bé viết giá chứng khoán lên bảng đen để moi người mua bán.

Vốn thích thú với các con số, Livermore bắt đầu ghi chép lại lịch sử giá, phân tích xu hướng và dành tiền lương ít ỏi 5 USD/ tuần để tham gia chứng khoán tại các “bucket shop” nhằm thử nghiệm phương pháp của mình vào giờ nghỉ. Livermore lãi đến hơn 60%/ ngày và là sự sợ hãi với các bucket shop in town. Họ dán hình cấm Livermore tham gia chứng khoán nên ông phải đi đến các vùng mới để được tham gia. Nhưng rồi không lâu sau lại bị cấm. Livermore từng thuê người đứng tên nhưng rồi cũng bị phát hiện. Thời điểm đó ông phải di chuyển liên tục để tìm các bucket shop mới mở ngờ nghệch. Livermore đã kiếm được hơn 2500 USD từ các bucket shop, tương đương 300,000 USD ngày nay.

Lần phá sản thứ 1.

Năm 22 tuổi, Livermore chuyển đến New York và gia nhập phố Wall. Ông lấy một cô vợ xinh đẹp và giao dịch chính thức tại hãng môi giới Fullerton’s vào năm 1901. Tuy nhiên việc giao dịch trên sàn chứng khoán khác khá nhiều so với tại bucket shop khiến Livermore mất phần lớn số tiền. Ông phải quay lại bucket shop ở 1 thị trấn khác để kiếm lại những đồng tiền đầu tiên nhằm quay lại chinh phục phố Wall.

Quay lại phố Wall, lần này Livermore đã hoàn thiện những nguyên tắc của mình để thích hợp với bảng giá chứng khoán. Không khó khăn gì để Livermore kiếm lại được số tài sản đã mất. Thời gian này Livermore có tài sản khoảng 50,000 USD và đã ly dị vợ.

Năm 1906 Livermore nổi tiếng với giao dịch bán khống cổ phiếu đường sắt Union Pacific. Thời điểm đó Livermore bán khống cổ phiếu này ở mức giá 330 USD/ cổ phiếu. Tất cả mọi người đều nghĩ Livermore điên rồ cho đến khi cổ phiếu này giảm hơn 70% giá trị. Livermore đã kiếm được hơn 250,000 USD trong thương vụ này trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Thị trường tiếp tục rơi vào trạng thái panic năm 1907 khi bị call margin, Livermore kiếm thêm được hơn 1 triệu USD. Thị trường đến thời điểm không còn một lực mua nào nữa, khi ngài JP Morgan bắt đầu tập hợp các nguồn dự trữ để mua các ngân hàng yếu kém và yêu cầu Livermore hỗ trợ, ông bắt đầu mua cổ phiếu trên diện rộng. Với sự nổi tiếng của mình trước đó, rất nhiều người đã theo bước Livermore và kiếm được tiền trong cuộc khủng hoảng 1907.

Lần phá sản thứ 2.

Tài sản của Livermore lúc này là hơn 3 triệu USD. Ông bắt đầu sống cuộc sống xa xỉ của giới thượng lưu, sở hữu du thuyền, các căn hộ sang trọng và các quý cô. Để duy trì cuộc sống đẳng cấp, Livermore càng đam mê kiếm tiền. Sự tự tin vào các thành công đó khiến ông phá sản lần thứ 2 trong đời, mất 90% tài sản vào 1 giao dịch cá cược giá sợi cotton. 
 

Các năm sau đó, Livermore tiếp tục trươt dài vì tâm lý cố gỡ lỗ cho đến khi ngập trong nợ và phải tuyên bố phá sản vào năm 1905. Livermore phải trốn sang Chicago để trốn nợ và rơi vào trạng thái trầm cảm tột độ vì rơi từ đỉnh cao của danh tiếng xuống đáy bùn đen. Suốt 15 năm sau đó, ông chật vật sống qua ngày bằng các giao dịch ngắn hạn quản lý tài khoản cho người khác. Livermore dần trả hết nợ và bắt đầu gây gựng lại sự nghiệp ở tuổi 47. Năm 1923, Livermore lập quỹ đầu cơ riêng và bắt đầu lấy lại phong độ với giao dịch đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.

Năm 1929 là thương vụ lịch sử khi cả nước Mỹ rơi vào hoảng loạn thì tài khoản của Livermore đạt 100 triệu USD nhờ bán khống khiến ông trở thành huyền thoại bán khống thời bấy giờ. Báo chí thời đó sôi động về sự trở lại của “chalk boy” với sự trở lại ấn tượng để lấy lại nhiều hơn những gì đã mất. Ông cưới Dorothy, 1 người vợ khác với tật nghiện rượu nặng.

Lần phá sản thứ 3

Năm 1938 đánh dấu lần phá sản thứ 3 và cũng là lần cuối cùng của Livermore. Theo như những gì được viết lại, sau chiến thắng bán khống năm 1929, Livermore đã quay trở lại thị trường để mua trên diện rộng như ông đã làm năm 1907. Tuy nhiên, rất tiếc suy thoái 1929 lại là Đại suy thoái – thập kỷ mất mát kéo dài. Livermore đã vào lại thị trường quá sớm và mất tất cả tài sản vào năm 1938. Ở tuổi 60, ông lại phải công bố phá sản, bị điều tra bởi UBCK vì giao dịch nội gián và mất hoàn toàn động lực vì gia đình tan vỡ.

Năm 1940, ông cưới Harriet Metz, một nghệ sĩ ở New Yorrk và phải sống dựa vào thu nhập của bà. Ông viết cuốn sách cuối cùng “How to trade in stocks” ngắn gọn, đúc kết lại các bài học cuộc đời rồi tự bắn vào đầu mình. Người ta tìm thấy xác của Livermore tại một căn phòng khách sạn hiu quạnh ở New York. Ông viết dòng thư tuyệt mệnh cuối cùng cho vợ: “Anh xin lỗi, cuộc đời anh là một thất bại, anh không thể để em phải tiếp tục chịu đựng nữa …”

Ở tuổi 60, ông đã mất hết động lực và tự tin vào bản thân sau những lần lên đỉnh vinh quang rồi lại tay trắng. Huyền thoại đầu cơ, một con người thông minh, can đảm, kiên cường cuối cùng đã bỏ cuộc vào thất bại cuối cùng của cuộc đời sau hàng chục năm chiến đấu. 
 

 

________________________________________________________________
 

Có 2 câu hỏi đặt ra ở đây: 
 

Trước tiên bạn có nghĩ mình có năng khiếu hay tài năng thiên bẩm để trở thành trader như Livermore hay không? Thứ hai, bạn có muốn một cuộc đời nhiều những thăng trầm như vậy không? 
 

Với câu hỏi thứ nhất, LeoX có thể không có năng khiếu hay tài năng gì thiên bẩm. Nhưng LeoX tin là với tính cách thích mày mò nghiên cứu, cũng là một người có kỷ luật và khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, LeoX cũng có thể có khả năng trở thành 1 trader, không dám nói là huyền thoại, nhưng chắc rồi cũng thuộc top những trader có năng lực nhất. 
 

Không chắc là thành công nhất nhé, vì thành công còn phụ thuộc vào định nghĩa. Trader đa số thường thành công trên 1 đoạn đường. Họ cảm thấy mình có thể beat thị trường, có niềm tin sắt đá vào năng lực bản thân, nhưng thường là chỉ trong một giai đoạn ngắn trước khi mắc phải sai lầm, mà thường lại chính bởi cách nghĩ đã tạo ra cho họ thành công trước đó.

Tuy nhiên khi đối mặt với câu hỏi thứ hai, LeoX biết chắc chắn đó không phải con đường mình hướng đến. Trading là một việc hấp dẫn và gây nghiện, vì nó mang lại cảm xúc mới thường xuyên, trong khi con người thì nghiện cảm xúc, nghiện kích thích. Trading cũng hứa hẹn mang lại kết quả nhanh. Có ai không thích giàu nhanh? Nhưng giàu nhanh để rồi cuối đường lại mất thì có còn ý nghĩa, còn hấp dẫn nữa không?

Có một bí mật ở hầu hết những người thành công, đó là họ thường nhìn rất dài hạn, rất kiên nhẫn đi từng bước nhỏ để đến thành công. Thành công đó mới là thành công bền vững. Điều này đúng với cả cá nhân, với doanh nghiệp hay với 1 đất nước. Như đất nước Đài Loan mà LeoX đã kể, họ nhìn trước cả vài chục năm, chấp nhận kết quả xấu ngắn hạn để đổi lấy dài hạn mới đạt được thành tựu như đã có. 
 

Nếu bạn nào từng đọc cuốn “Build to last – xây dựng để trường tồn” bạn cũng sẽ hiểu, rằng doanh nghiệp thường không thành công trong ngày một ngày hai, nó là một quá trình nỗ lực rất lớn để đẩy bánh đà phía sau sân khấu. Trong khi đa phần mọi người chỉ biết đến khi nó đã thành công trên sân khấu và miêu tả nó như 1 bước nhảy vọt. Thực chất không có bước nhảy vọt nào cả, không có cách làm giàu ngắn hạn nào mà bền vững cả, cũng không có thuốc nào chữa khỏi bệnh ngay mà không gây tác dụng phụ cả. Bạn có thấy nguyên lý này sau vạn vật không?

Câu trả lời của mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng nhất định bạn nên tìm thấy câu trả lời cho mình. Vì đó là identity, là kim chỉ nam của bạn. Đừng làm nhà đầu tư vừa ngắn hạn vừa dài hạn. Hai thứ mâu thuẫn không tồn tại song hành với nhau được đâu. LeoX cũng từng thử nghiệm kết hợp dài hạn với ngắn hạn, nhưng nó không thể work. Do đó việc dũng cảm buông bỏ để stick với identity của bản thân là 1 việc rất quan trọng để có thể đầu tư thành công. 
 

Ngay cả với LeoX, việc nhìn thấy cơ hội ngắn hạn mà bỏ không ăn cũng từng là một sự đấu tranh tư tưởng rất lớn. LeoX cũng đã từng thử vì cảm thấy nhìn ra cơ hội mà bỏ ko take thật khó chịu, nhưng rồi sau đó LeoX nhận biết được rằng nó sẽ không work that way nên quay đầu. Nếu bạn không đủ tỉnh táo nhận ra để quay đầu như LeoX, nếu kim chỉ nam đầu tư của bạn chỉ đơn giản là "miễn có lãi là được", thì rất có thể bạn sẽ cứ mơ hồ và loay hoay giữa 2 con đường, để rồi cuối cùng không còn biết mình là ai, identity của mình là gì? mình đầu tư theo trường phái nào nữa. Rồi bạn sẽ hoang mang như người lạc giữa sa mạc mà thiếu cái la bàn vậy. 
 

Dù bạn thấy mình phù hợp với con đường nào, thì hãy thử cân nhắc những lời khuyên dưới đây của LeoX nhé: 
 

(1) Con đường đó phải giúp bạn thay đổi được tình trạng tài chính của mình. Nếu 1 phương pháp mà bạn chỉ dám bỏ 1 phần nhỏ tài sản vào thì sẽ không nhiều ý nghĩa. Thà là phương pháp giúp bạn kiếm 10-20% cho tổng tài sản sẽ quan trọng hơn nhiều là phương pháp giúp kiếm được 30-50% cho chỉ 5-10% số tài sản. Bạn có thể test với số vốn nhỏ, nhưng nếu mãi vẫn chỉ loanh quanh không scale up lên được thì nó sẽ ko work về lâu dài đâu. 
 

(2) Con đường đó nên bền vững, không phải kiểu được ăn cả ngã về không. Nếu thích kiểu "xanh chín", khả năng bạn là một người nghiện cảm xúc, ưa kích thích. Trong khi đó, "Investing should be more like watching paint dry or watching grass grow. If you want excitement, take $800 and go to Las Vegas" - Paul Samuelson ; "If investing is entertaining, if you are having fun, you are probably not making any money. Good investing is boring" - George Soros

(3) Con đường đó nên facilitate cho sự "well being" của bản thân. In the end, có tiền chưa hẳn đã có được hạnh phúc. LeoX sẽ không muốn đánh đổi sự an yên của bản thân vì bất cứ thành công hay lợi ích tài chính nào. 
 

(4) Con đường bạn đi có thể chưa mang lại hiệu quả ngay từ đầu, nhưng nhất định phải đo lường được. Nếu không tư duy có hệ thống, nhảy loạn xạ lên thì có sai cũng không biết sai ở đâu, không biết bắt đầu lại từ chỗ nào và chỉnh sửa cái gì. Như vậy sẽ mắc từ cái sai này sang cái sai khác, thậm chí mắc 1 lỗi sai nhiều lần. 
 

(5) Đừng claim đầu tư như Warren Buffet hay như William O'neil hay như ai cả. Việc đọc sách học tư duy của những nhà đầu tư vĩ đại là rất nên làm. Nhưng hãy chắt lọc, so sánh để phát triển tư duy và tìm ra cách đi của mình. Việc đầu tư liên quan nhiều đến khả năng kiểm soát cảm xúc và cá tính mỗi người, không phải muốn trở thành người khác là có thể làm được. 
 

Mong là những chia sẻ kinh nghiệm của LeoX sẽ hữu ích cho bạn trong việc tìm identity của mình trong đầu tư. 
 

Thân, 
 

LeoX