
Mình thấy dân mình đa số tiết kiệm kiểu rất buồn cười.
Hai bác nhà nhà mình là điển hình.
Hai bác sống trong 1 căn biệt thự trị giá khoảng 15 tỷ, diện tích đất 250 m2, diện tích xây dựng đâu đó 150 m2, 3 tầng 1 áp mái. Tổng diện tích sử dụng lên tới gần 600m2 cho 3 người.Nhà mình 3 người lớn (bố mẹ + Gv) và 2 đứa trẻ con sống trong căn hộ diện tích tổng 100m2.
Mỗi lần đến nhà bác chơi mình lại trầm trồ, ôi 1 tầng nhà bác gấp rưỡi luôn căn hộ của cả nhà con. Bác tự hào lắm! Bảo mày phấn đấu mà mua 1 cái. Mình bảo thôi, con thấy 100m cũng đủ lắm rồi. Dọn mệt lắm.
Ấy thế mà tết sang chơi lại thấy bác cơi nới thêm cái phòng bếp để đặt 1 bộ bàn ăn to hơn. Lý do là vì con cháu tết về cần cái bàn ăn to hơn mới đủ chỗ. ??Cái ban công bị bỏ đi để cho cái bếp, vốn to gần bằng 1 căn hộ được nới thêm ra, nhằm mục tiêu phục vụ đám con cháu năm tụ tập đôi lần.
Thực ra bác giàu quá thì không nói làm chi vì nó là sở thích thì chả ai tính hiệu quả kinh tế làm gì, nhưng khổ hai bác cũng tiết kiệm lắm. Đi du lịch nước ngoài thì tiếc tiền, mua thực phẩm sạch thì kêu đắt mua ở chợ cho rẻ, mình đầu tư cho 2 đứa con học quốc tế bác cũng kêu phí tiền, tiêu hoang không cần thiết.
Mình tính cho bác, 1 tháng bác chi còn nhiều hơn con mà bác ko tin. Cái nhà bác 15 tỷ, có 3 người dùng đến 600 m2 diện tích. Nếu 3 người dùng cứ gọi thỏa thuê đi là 200 m2, gấp 2 lần cả nhà con luôn, thì bác tiết kiệm được 2/3 diện tích. Tức là bác ở cái nhà 5 tỷ thôi là đủ rồi. 10 tỷ còn lại bác đem gửi tiết kiệm. Mỗi tháng phải được thêm gần 70 tr tiền lãi, đi du lịch mua sơn hào hải vị cũng chả hết từng đấy tiền 1 tháng.
Bác bảo, bác thích ở nhà rộng, ở chật ko chịu được. Đây này làm gì còn phòng nào trống đâu mà bảo rộng.
Đây này của bác bao gồm đủ thứ từ thập cổ lai hi, nhà cũ có cái gì không dùng bác cũng khuân hết sang nhà mới. Có 1 căn phòng rộng 80m chỉ để tủ quần áo chứa những đồ không mặc đến, mấy thứ trang trí chả ăn nhập gì đến nhau, và 1 bộ bàn ghế mây vì cho không ai lấy, vứt thì tiếc =)) NHƯ VẬY LÀ BÁC BỎ 70 TR/THÁNG CHI PHÍ CƠ HỘI RA ĐỂ LẤY CHỖ CHỨA NHỮNG THỨ KHÔNG DÙNG. Đây chính là những kẻ ở trọ nhưng không trả tiền thuê.
Bác nghe thấy cũng có lý nhưng vẫn phẩy tay bảo : “Sau này nhà bác tăng giá thì nó tăng cho cả 600 m chứ ko phải 200 m”. Mình hỏi: thế nhà bác 10 năm qua tăng được bao nhiêu % rồi? Mắt bác sáng choang: “ôi bác mua rẻ lắm con ạ. Ngày xưa mua có 17 triệu thôi, h lên 40 triệu rồi” Mình tính cho bác, 10 năm nhà bác tăng từ 17 lên 40 tức là tỷ suất lãi gộp 1 năm là khoảng 9%. 10 năm qua có những năm lãi suất tiền gửi lên đến 15% đó bác. Khoản đầu tư của bác cũng khá tốt nhưng không phải quá lời đâu. Mà đấy là quá khứ, còn vấn đề là tương lai bác có nghĩ căn nhà 15 tỷ của bác sẽ tăng tiếp lên 30 tỷ không?
Bác nghĩ nghĩ, uh chắc khó! Vì 10 năm trước bác mua khi hạ tầng khu này vừa mới được đầu tư, nên giờ khi hạ tầng đẹp rồi giá nó mới lên vậy. Chứ giờ đi vào ổn định rồi khó có yếu tố để tăng giá mạnh nữa, chắc may ra đủ bù lạm phát thôi. Thế giờ nên bán hả con?
Ah con phân tích để bác cân nhắc được mất thôi, chứ có thể niềm vui của bác với của con có thể khác nhau. Con chỉ thấy bác cứ tiết kiệm những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống trong khi có những thứ theo con lại là lãng phí.
Con nói bác nghe, thực phẩm ăn vào là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mình. Bệnh vào tại miệng cả. Cần rất cân nhắc nên đưa cái gì vào trong cơ thể. Có sức khỏe là có tất cả, không có sức khỏe thì chả thiết gì cả. Điều này đến tuổi trung niên ai cũng thấm thía cả. Còn tiền bỏ cho du lịch nó là trải nghiệm, là niềm vui khám phá, là ký ức đẹp dệt lên hạnh phúc. Lúc chân đã mỏi không đi được nữa, nhìn lại những bức ảnh mình đã đi đó đây, cũng thấy không còn nuối tiếc gì cả. Chứ tích tài sản đến cuối đời bác cũng có đem đi được đâu.
Bác tích cho con cho cháu chứ cho bác đâu mà đem đi.
Sao bác lại nghĩ tích của cải cho con cháu là tốt. Nên cho con cái vừa đủ thôi, để họ còn có động lực phấn đấu. Lo cho họ hết thì mục đích cuộc đời này của họ là gì? Mà con thấy, với đứa có năng lực thì cho nó cũng không cần, nó tự lo được đời nó. Còn đứa không có năng lực, cho bao nhiêu cũng không đủ, nó vẫn tiêu hết và ngửa tay xin thêm.
Chả thế mà các tỷ phú thế giới họ đều dành phần lớn tài sản để đem từ thiện, vì để lại cho con cái họ sợ làm hỏng chúng đó bác ạ. Với con cái cần nhất là đầu tư vào giáo dục và thời gian cho chúng. Khi được trang bị tốt, nó sẽ có khả năng đứng trên đôi chân của mình. Dòng đời có xô đẩy thì bản lĩnh sẽ giúp con không vì thế mà bị quật ngã.
Bác trầm ngâm nghĩ. Nhưng mình biết là rồi bác lại cho qua những gì mình nói rất nhanh thôi. Thói quen là thứ rất khó thay đổi. Trong khi đây không chỉ là thói quen mà còn là nếp nghĩ.
Người Việt thích sở hữu cái nhà thật to, để rồi còng lưng ra nuôi nó, dọn nó. Thích sở hữu cái ô tô thật xịn, để đi đâu chơi cho tiện cho sang. Để rồi ngồi chơi được 5-10’ lại nhấp nhổm đứng dậy ra ngó xe xem có còn gương ko, có bị vết xước nào không.
"THE MORE YOU OWN, THE MORE IT OWNS YOU” dịch đại ý ra là, càng sở hữu nhiều vật chất, mình càng làm nô lệ cho nó.
Chỉ là chia sẻ với các bạn 1 góc nhìn mà thôi.
Thân.
LeoX