
Nhân tiện rất tâm đắc bài anh Văn Vinci có nhắc đến sám hối, em xin phép chia sẻ một chút về karma - luật nhân quả - và vòng luân sinh (cái này hơi tâm linh chút nhưng không phải mê tín ạ mà thiên về khoa học lượng tử quantum energy).
Em vừa đọc một cuốn sách về nhân quả rất hay, dạy nhiều về lối sống , suy nghĩ, nhân sinh quan, cách mình nhìn mối quan hệ quanh mình, nên muốn tóm tắt chia sẻ lại cho mọi người. Không có luật nào bám rễ và ảnh hưởng rộng lớn xuyên suốt các tín ngưỡng và lịch sử cuộc sống con người bằng luật nhân quả. Chúng ta ai cũng có ít hay nhiều khái niệm về luật nhân quả là gì, bài viết này em tóm tắt một góc nhìn về luật nhân quả mà em thấy rất đáng đọc và suy ngẫm (có thể một số points sẽ không ăn khớp với tín ngưỡng phật giáo thiên chúa giáo ở vn nhưng bài này là Góc Nhìn chỉ nhắc đến tín ngưỡng khi liên quan chứ không nhằm mục đích phủ nhận hay công kích tín ngưỡng ạ)
I: NHÂN QUẢ Karma / nhân quả / nghiệp là từ không có gì xa lạ với chúng ta rồi ạ. Nói về karma đầu tiên phải nói về linh hồn - souls. Mỗi linh hồn sẽ có một hành trình của riêng nó để trưởng thành (spiritual journey) và một trong những đích đến chính là Nguồn Cội (The Source). Nói đơn giản thì mỗi linh hồn là một khối năng lượng tách ra từ 1 nguồn năng lượng gốc gọi là Nguồn Cội (The Source) - được mô tả bằng những người có linh hồn đã tới nó qua trị-liệu-thôi-miên-lượng-tử là “ rất vĩ đại, êm ái, như được bao bọc bởi tình yêu thương” - em nghĩ việc linh hồn tới được với nguồn năng lượng gốc như là về với Chúa trong đạo thiên chúa và tới Niết Bàn trong Phật giáo. Đó cũng là một cảnh giới giác ngộ cho các linh hồn.
Trong hành trình trưởng thành để tới được Nguồn Cội của mình, những linh hồn sẽ đi khắp vũ trụ, có những hành tinh ở đó linh hồn tồn tại như khối năng lượng không cần thân xác nên rất tự do. Tới trái đất, linh hồn được đưa vào “thân xác” và sống các kiếp như chúng ta đang sống. Trong cuộc sống hàng ngày hành động của chúng ta sẽ tạo ra hệ quả - tốt hay xấu - cho xung quanh. Hệ quả đó - karma - cũng có thể hiểu là những sóng năng lượng. Luật bảo tồn năng lượng nói rằng năng lượng không tự sinh ra không tự mất đi chỉ truyền qua không gian thời gian qua các miền các chiều - dimensions.
Ví dụ ta gây ra đau đớn cho người khác thì năng lượng đau đớn đó sẽ truyền tiếp tiếp qua không gian thời gian thậm chí xuyên qua các kiếp để quay lại với chúng ta để chúng ta nhận và cân bằng lại nó. Cứ thế trong cuộc sống chúng ta tạo ra nhiều karma tốt xấu tiếp diễn và khi karma quay lại để cân bằng cũng là cơ hội cho linh hồn chúng ta học được bài học của nó. Nếu trốn tránh, trì hoãn, hay từ chối học bài học để cân bằng lại karma thì karma sẽ quay lại lần này lần khác, kiếp này kiếp khác đến khi chúng ta học được bài học đó thì thôi. Sau đó linh hồn được “tốt nghiệp lên lớp” và học bài học khác.
Vậy khi nào thì karma được hoá giải?
Khi chúng ta học được bài học từ những hành động của mình, chấp nhận tha thứ và yêu thương. Cái này có trong cả kinh thánh và kinh phật (lòng từ bi). Vậy mới nói luật nhân quả chính là luật yêu thương ạ (the law of karma is the law of love)
II: LUÂN SINH
Trong một kiếp dù là sống 9 năm hay 90 năm thì cũng không đủ để linh hồn học được hết những bài học và cân bằng hết karma nên sẽ dẫn tới luân hồi. Linh hồn được đầu thai với sứ mệnh, karma, bài học, và tính cách tích tụ từ các kiếp trước và tiếp tục hành trình học để trưởng thành của nó qua nhân sinh, và để có thể giác ngộ đến cảnh giới cao hơn và tới gần với Nguồn Cội. Trái Đất hiện tại có nhiều linh hồn bị kẹp giữa quá nhiều vòng karma nên cứ tiếp tục bị kẹt ở luân sinh và không về được với Nguồn Cội.
Vậy nên có cuốn sách “ba nhóm tình nguyện và trái đất mới” nói về những linh hồn tinh khiết ở các nơi khác trong vũ trụ tình nguyện đầu thai về trái đất để giúp các linh hồn ở trái đất giác ngộ và tới gần Nguồn Cội hơn. Sách đã được dịch sang tiếng việt nên mọi người có thể tìm đọc dễ dàng.
Lấy ví dụ của tác giả cuốn Karma and reincarnation đơn giản như là cô ấy đi oto vô tình sập cửa rất mạnh vào tay của một bác khác. Cô ấy cảm thấy vô cùng áy náy và xin lỗi liên tục nhưng bác rất nhẹ nhàng bảo “không sao đâu, trước đây tôi cũng làm vậy với một người khác nên bây giờ cô giúp tôi cân bằng lại karma của mình.”
Lấy một ví dụ khác lớn hơn là một cặp vợ chồng sinh con ra với hội chứng Down. Có lẽ người trong hoàn cảnh đó sẽ nói “tại sao lại là tôi? Tại sao lại là con tôi? Ông trời thật không có mắt vv” hoặc sẽ trách bản thân có lẽ kiếp trước đã gây nghiệp nên giờ phải gánh. Nhưng đó là những khó khăn thể xác nhìn bằng mắt thường. Từ quan niệm của những linh hồn thì hoàn toàn khác. Linh hồn người con ở một trong các kiếp trước đã quay lưng với người khuyết tật và chỉ buông thả với bản thân. luân sinh kiếp này với hội chứng Down để linh hồn đó học được cách đồng cảm và bảo vệ những người khiếm khuyết cần lệ thuộc qua cách cha mẹ chăm sóc cho mình. Với linh hồn người bố thì kiếp trước ông đã oán trách lầm một người đồng đội nên kiếp này ông cần phải học sự nhẫn nại và bao dung bằng cách chăm sóc cho người con. Còn người mẹ kiếp trước là một người chăm lo cho người tàn tật , người con là một trong những người tàn tật được chăm sóc từ kiếp trước, kiếp này người con lại đầu thai để được linh hồn người mẹ tiếp tục chăm sóc dìu dắt. Người mẹ là đang giúp người con cân bằng lại karma từ kiếp trước của mình và để kiếp sau được luân sinh không còn khiếm khuyết nữa. Người ta nghĩ linh hồn sẽ chẳng học được gì khi ở trong thể xác của một đứa trẻ mắc chứng Down. Không hẳn như vậy. Mọi linh hồn dù ở trong thể xác khoẻ mạnh hay khiếm khuyết, đều có những trải nghiệm quý giá.
Từ góc nhìn của linh hồn, tất cả là một quá trình học hỏi để trưởng thành và yêu thương. Thế mới biết góc nhìn của trí não thể xác và góc nhìn của linh hồn rất khác nhau. Cuộc sống trong “thân xác” với cái tôi to đùng khiến chúng ta chăm chăm bảo vệ lợi ích của cái tôi đó, và bị xao lãng khỏi bài học mà linh hồn mình cần học. Định nghĩa thành công thời nay là có đầy đủ của cải và vật chất, nhưng theo góc nhìn của tâm hồn, của cải vật chất không phải ưu tiên của nó - mặc dù vẫn là một công cụ rất quan trọng để đạt được mục đích sống.
Khi bị xao lãng khỏi bài học mà tâm hồn cần học, hoặc khi trì trệ trong quá trình hoá giải karma của mình, nhiều người bắt đầu có vấn đề lâu dài về sức khoẻ hay tâm lí. Sau đó họ tìm đến trị liệu tâm lí hoặc trị liệu thôi miên lượng tử để hiểu mình cần hoá giải karma nào từ kiếp trước , và để kết nối với linh hồn / chân ngã / Higher Self để biết mục đích sống và sứ mệnh của mình. Điều then chốt ở đây là trị liệu không chỉ mang tính vật chất (để khỏi đau, khỏi bệnh) mà trị liệu tập trung vào toàn thể (wholeness) cơ thể, trí óc, và tâm hồn. Đôi khi bệnh về thể xác là từ tâm. Nếu giải bệnh cho thể xác chỉ để tâm hồn lại tiếp tục nuông chiều theo ham muốn và lòng tham của nó thì có lẽ tốt hơn là chẳng chữa gì cả.
III: NHÂN QUẢ TRONG MỐI QUAN HỆ
Ngoài karma cá nhân thì cũng có karma nhóm. Và cơ hội hoá giải karma đầu tiên và rõ ràng nhất có lẽ là trong mối quan hệ gia đình - với cha mẹ, con cái, anh chị em (mà nhà mình hay gọi là nhân duyên ạ). Có người hay than thân trách phận sao lại sinh ra trong gia đình như vậy hay có bố mẹ như vậy. Thật ra từ góc nhìn của linh hồn là ngược lại. Trước khi đầu thai linh hồn chọn bài học cho kiếp tới, và để học bài học đó, linh hồn chọn cha mẹ nhất định và gia đình nhất định để sinh ra. Cũng có những linh hồn quyết định đầu thai không phải là con ruột của bố mẹ mà tìm tới bố mẹ qua đường nhận nuôi. Có những linh hồn cha mẹ trước khi đầu thai đã cùng đồng ý sẽ sinh ra một người con nhất định.
Vậy chúng ta không phải trách trời đã cho ta sinh ra ở một gia đình thân phận có bao nhiêu vấn đề, mà là do tâm hồn chúng ta đã lựa chọn sinh ra trong gia đình như vậy, thân phận như vậy, để đối mặt với những vấn đề như vậy. Trong đời chúng ta có thể có duyên gặp một nửa còn lại, có một vài soul mates, có duyên với cả karmic partner. Một nửa còn lại là tâm hồn song sinh với chúng ta, và khi càng có nhiều karma thì chúng ta càng bị đẩy xa nhau hơn. Soulmates là những bạn cùng tiến trên con đường đời, nếu chúng ta may mắn gặp được và kết hôn với soulmate thì mối quan hệ sẽ là cùng giúp nhau học hỏi vươn lên trong cuộc sống - vô cùng ý nghĩa và viên mãn.
Nếu soulmate dịch là tri kỉ thì karmic partner chắc là nghiệp kỉ hay “đồng nghiệp” ạ :)) bởi đến với nhau để cùng giải nghiệp với nhau (nhưng không khéo cũng chồng thêm nghiệp lên nhau ạ). Bởi thế chúng ta hay gặp những đôi vợ chồng chả có tí liên quan gì đến nhau nhưng vẫn dính chặt vào nhau (vì có chung nghiệp), và có những mqh siêu méo mó nhưng nó vẫn tồn tại một cách kì lạ. Lần đầu khi gặp karmic partner, vì nghiệp (hay là những cảm xúc vô cùng mãnh liệt gay gắt gây cho nhau ở kiếp trước) được kích hoạt, bản thân sẽ thấy phấn chấn và bị cuốn vào họ. Sau đó là yêu đương hẹn hò và có thể quyết định đi tới hôn nhân.
Khi thời kì trăng mật ngọt ngào ban đầu qua đi cũng là lúc trái tim phải nỗ lực - karma tới gõ cửa và chúng ta phải đối mặt với nó. Một karmic relationship rất đau đớn vì nó mở lại hết những vết thương cũ và lật lại hết những lỗi lầm cũ. Nhưng đó cũng là một cơ hội rất tốt để hoá giải karma. Karma từ tội ác, sự căm ghét phẫn nộ hay sự phản bội từ kiếp trước được bù đắp lại bằng tình yêu thương. Nó cũng giúp chúng ta trưởng thành hơn khi bật ra khỏi những nếp hành xử xấu và học cách mở lòng ra cho đi và nhận lại tình thương. Trong mối quan hệ, ngoài việc hoá giải karma xấu chúng ta còn vun đắp thêm karma tốt cùng nhau. Và dù là mối quan hệ nào, có karma hay không có karma không quyết định sự thành hay bại, mà do bản thân chúng ta có dám bất chấp hết thử thách mà cho đi yêu thương hay không sẽ tạo nên hoặc phá đi mqh đó.
NHƯNG không phải mqh nào cũng lành mạnh. Một người là người quen hay người tình kiếp trước không có nghĩa là kiếp này chúng ta phải dây dưa với họ. Mình có thể gặp một người mình có karma mãnh liệt hoặc kết nối tình cảm sâu đậm nhưng nếu đến với nhau lại lặp lại cả drama saga méo mó bạo hành tinh thần thay vì vượt qua nó thì nên tránh. Những mqh không lành mạnh chỉ chồng thêm karma và khiến chúng ta tụt lùi trong hành trình giác ngộ của tâm hồn là những điều chúng ta không cần. Nhìn chung, chúng ta sẽ luôn chủ động hoá giải những karma cần hoá giải nhưng cũng tránh đi nhầm vào “bẫy nghiệp” khiến mình lầm lối và chệch hướng khỏi hành trình giác ngộ của tâm hồn mình. Mình luôn là người lựa chọn - các cụ bảo lấy nhau lấy cả tông chi họ hàng không sai đâu ạ. Kết hôn với ai là chấp nhận kết hôn với cả karma của họ, vì mình sẽ cùng gánh cùng giải nghiệp với bạn đời ạ. Vậy nên chúng ta hãy cân nhắc kĩ và chuẩn bị tinh thần trước khi kí giấy trao thân nhé.
IV: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÀ NGỘ NHẬN VỀ KARMA VÀ LUÂN HỒI
Lăn tăn 1. Lãng quên Trước khi đầu thai linh hồn đã định hình được trong kiếp tới họ sẽ phải hoá giải karma nào, học bài học gì, có sứ mệnh gì. Sau đó họ được uống thuốc lãng quên (hay canh Mạnh Bà hay các loại đồ ăn hoa quả cốc nước xoá trí nhớ khác) và bước vào cuộc sống mới thân xác mới. Câu hỏi: học mà, nhớ bài học từ kiếp trước không phải học nhanh hơn sao?
Giải đáp:
1. Cuộc sống là thử thách. Chúng ta không đưa đáp án trước kì thi, nên nếu giữ trí nhớ có lẽ cuộc sống đã không còn là một bài kiểm tra nữa.
2. Mỗi chúng ta chỉ tập trung sống 1 cuộc sống dc thôi. Kí ức từ kiếp trước khiến chúng ta xao lãng và không học được bài học chúng ta cần học ở kiếp này
3. Gần giống điều 2. Đôi khi quên lãng là một sự nhân từ. Nhiều người không sống nổi khi biết được kiếp trước mình đã mắc sai lầm hoặc làm điều khủng khiếp thế nào. Sự quên lãng cũng là làm lại từ đầu cho đến khi họ trưởng thành hơn và sẵn sàng đón nhận karma của họ.
Lăn tăn 2: Nghiệp có phải định mệnh không?
Karma là hệ quả của những hành động của chúng ta, không phải định mệnh của chúng ta. Karma sẽ tới với chúng ta, nhưng quyết định hành xử thế nào - trốn tránh, trì hoãn, hay đối mặt vượt qua - là hoàn toàn ở ta. Đôi khi karma là những bài kiểm tra mà nếu vượt qua chúng ta sẽ thay đổi vận mệnh của mình. ví dụ có người hoá giải karma xấu và tích karma tốt khi gặp tai nạn nguy hiểm chỉ bị thương tích nhẹ và vì thế kiếp sống của họ kéo dài hơn (thay vì không qua khỏi tai nạn đó)
Lăn tăn 3: Cách tốt nhất để vượt qua là xuyên thẳng qua. Cách tốt nhất để hoá giải karma là đối mặt, chấp nhận và tha thứ. Nếu chúng ta có một khúc mắc trong mqh mà thay vì giải quyết chúng ta chọn cách nhanh gọn hơn là từ bỏ mqh đó, thì rồi karma sẽ quay lại và chúng ta lại thấy bản thân mắc kẹt ở chính vde đó trong một mqh khác. Tương tự như vậy, Tự vẫn không phải là lời giải cho mọi vấn đề. Nếu tự vẫn giải thoát linh hồn khỏi bế tắc kiếp này thì kiếp sau linh hồn đó vẫn phải trải qua đúng hoàn cảnh đó để học những gì nó cần học. Vì thế chúng ta cần giúp đỡ những người có khuynh hướng tự vẫn để vượt qua bế tắc của họ.
Lăn tăn 4: Không phải mọi thứ đều là nghiệp Có những linh hồn tự nguyện hi sinh để giúp người thương học bài học hoặc gánh bớt nghiệp / làm chậm lại nghiệp. Ví dụ Trước khi luân hồi hai linh hồn có thể đã đồng ý với nhau và một đầu thai thành một người vô gia cư xay xỉn ở công viên chỉ để linh hồn bạn , đầu thai thành một Luật sư danh tiếng, đi qua công viên động lòng trắc ẩn và học về việc cống hiến lại cho xã hội. Vậy nên chúng ta đừng nên đánh giá những người đang gặp khó khăn, vì chúng ta không biết họ là linh hồn đang trả nghiệp hay linh hồn cao thượng tình nguyện hi sinh vì người khác.
V: CHUYỂN HOÁ KARMA
1. Hãy nhìn từ góc nhìn của linh hồn Để chuyển hoá karma chúng ta cần thay đổi góc nhìn của bản thân giống góc nhìn của linh hồn, và nhìn rộng hơn về bối cảnh thay vì chỉ chăm chú vào chi tiết trước mắt. Lấy ví dụ vài năm trước, một cô gái gặp tai nạn thuyền với bạn trai lúc đó. Bạn trai cô ấy lái thuyền quá nhanh và mỗi lần thuyền đưa lên hạ xuống bởi sóng lớn là một lần lưng cô ấy đập vào mạn thuyền rất đau đớn. Cô ấy về nhà bị đau lưng và không thể ngồi hoặc làm việc ba tháng trời. Cô ấy mất toàn bộ tiền tiết kiệm để chữa lưng trong khi đó anh bạn trai không chịu trách nhiệm. Anh ta chỉ đồng ý trả cô ấy 5tr (một phần rất nhỏ của hoá đơn chữa trị) Anh ta đưa một nửa số tiền và sau đó khi họ chia tay anh ta không bao giờ đưa số tiền còn lại. Cô gái trải qua đau đớn về thể xác lẫn khủng hoảng tinh thần một tgian dài. Nhưng sau đó cô ấy nghĩ "biết đâu những gì mình nhận được hiện tại là những gì mình đã làm với ng khác trước đó? Có lẽ mình nên nhìn vấn đề trong bối cảnh rộng hơn thay vì cứ chăm chăm nghĩ mình là nạn nhân tội nghiệp". Cô ấy nhận ra cô ấy có thể lựa chọn căm ghét và hằn học với người kia hoặc chọn cách tha thứ và đi tiếp. Sau trải nghiệm này cô ấy học cách tha thứ cho người khác và tha thứ cho bản thân mình (vì cô nhận ra có lẽ trước đây cô cũng cư xử tương tự với ng khác), cô ấy ý thức rõ hơn về ảnh hưởng của từng hành động của mình, trở nên bao dung và nhẫn nại hơn. Cuối cùng bao nhiêu năm sau, anh bạn trai cũ liên lạc lại với cô gái. Anh ta đã cưới vợ và sắp có em bé đầu lòng. Anh ta đang cố gắng sống có trách nhiệm với linh hồn của mình hơn và anh ta nhận ra ngày trước đã không cư xử đúng đắn khi không giữ chữ tín. Anh ấy muốn gửi số tiền 2.5tr còn lại cho cô ấy. Khi nhận được tin đó mọi kí ức và đau đớn ùa về. Phần lớn bạn cô ấy nói đừng để cho anh ta có được thanh thản từ việc hoàn thành lời hứa, hãy lờ đi và để anh ta ăn năn dài dài. Nhưng một người bạn nói điều đó không giải quyết được gì cả. Linh hồn anh ta cần sự chấp nhận của cô gái để có thể trưởng thành. Cứ cay đắng về chuyện cũ sẽ làm dài thêm sợi dây nghiệp nối họ với nhau, chấp nhận và tha thứ sẽ giải thoát họ. Khi ấy cô gái hiểu đây ko còn là về mặt tiền bạc mà là về tâm hồn của họ cần đóng lại một chương này để học những bài học khác.
2. Tha thứ Tha thứ cho một tội ác với thân xác, tinh thần, và linh hồn vô cùng khó, và khó hơn khi chúng ta hay bị dạy sai rằng tha thứ là xong và kẻ gây tội ác sẽ chẳng có trách nhiệm gì cả. Tha thứ không phải là lỗi lầm không còn tồn tại nữa. Nếu bạn cướp gì từ người khác, người đó có thể tha thứ cho bạn nhưng bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trả lại nó cho người ta. Khi được tha thứ, karma của chúng ta được đóng kĩ lại và trì hoãn để linh hồn chúng ta bước tiếp trên hành trình học của nó cho đến khi nó đủ cứng cáp để học bài học đó và đối mặt với karma một lần nữa. Nếu nói karma xấu là nợ, thì nhiều người cần thời gian để trả. Nếu toàn bộ nợ nghiệp của một người bị đòi ngay lập tức chắc linh hồn họ phá sản luôn :)) vậy nên trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng nên bơm tình thương và tha thứ vào tình huống mình đối mặt, để heal người khác và chính chúng ta. Tha thứ, nhưng đừng dung túng. Hơn nữa tha thứ tốt cho chúng ta vì chúng ta giải phóng năng lượng tiêu cực trong căm ghét thù hận và dùng năng lượng đó vào những việc tích cực khác. Chưa kể giống như yêu thương, mình tha thứ được bao nhiêu thì mình sẽ được nhận lại bấy nhiêu tha thứ cho những lỗi lầm của mình. Ví dụ có một cô gái không tin tưởng vào đàn ông. Ngày trẻ tuy có nhiều bạn trai nhưng cô ấy luôn giữ khoảng cách. Sau đó khi cô lấy chồng, tuy anh chồng vô cùng yêu thương bao dung nhưng cô ấy vẫn giữ một phần cho riêng mình và không mở lòng hết với anh. Sau chục năm hôn nhân cô muốn tìm hiểu lí do nên đã đi tư vấn tâm lí với một người giúp cô ấy tìm hiểu về kiếp trước mà không cần thôi miên. Cô nhận ra là kiếp trước khi còn nhỏ cô đi chơi về muộn và vì cho nhanh nên cô băng qua rừng. Cô thấy có bóng đen đến gần và nhận ra đó là một người làm trong nông trại của cha cô. Bình thường anh ta cũng nhã nhặn lịch sự. Sau đó là bóng tối và sau đó cô chỉ thấy xác mình nằm trong đầm lầy tối tăm lạnh lẽo. Khi đó linh hồn cô tự nhủ cô sẽ không bao giờ tin tưởng một người đàn ông nào nữa. Buổi điều trị tiếp theo khi quay trở lại kí ức đó, cô gái nhận ra người đàn ông giết cô kiếp trước không phải làm việc đó lần đầu tiên. Nhưng cô nhận ra ông ta không phải người xấu mà ông ta mắc một chứng bệnh tâm lí. Khi ông ta đả thương người khác ông ta không phải bản thân mình mà như bị nhập. Biết được điều này nên cô tha thứ cho ông ta và cầu nguyện cho ông ấy được chữa lành. Sau trường hợp đó cô nhận ra từ một chuyện quá khứ mà cô đã tự trói buộc lòng tin của bản thân. Cô nhận ra cô có thể tin tưởng có chọn lọc và cô có thể tin và yêu thương ng chồng tuyệt vời của mình vô điều kiện. Một gánh nặng lớn được hoá giải. Thay vì trói mình trong suy nghĩ mình là nạn nhân tội nghiệp, chúng ta hãy tha thứ và bao dung, không chỉ lỗi lầm của mình của người khác kiếp trước kiếp này, cho cả những tội ác tày trời nữa, thì chúng ta có thể mở lòng ra tự do cho nhận yêu thương.
3. Karma và hiệu ứng tâm lí Khi gặp một tác động bên ngoài nhất định, Mỗi chúng ta đều có phản ứng tâm lý và ứng xử theo thói quen. Để giải karma chúng ta cần ý thức được phản ứng của mình, nếu không phản ứng thói quen của chúng ta sẽ chồng thêm nghiệp lên chúng ta. Phản ứng tâm lí (dù là thói quen, cơ chế tự vệ, nỗi sợ, cơn nghiện) có thể hình thành từ kiếp này hay kiếp trước. Để biết liệu một hiệu ứng tâm lí có phải từ karma kiếp trước hay không ta có thể nhìn xem liệu mình có đang làm quá (overreact) với một vấn đề nhỏ hay không. Đôi khi trong kiếp trước chúng ta trải qua một tình huống khủng khiếp, và kiếp này khi gặp một vấn đề nhỏ hơn nhưng bản thân ta lại phản ứng quá đà y như phản ứng với tình huống khủng khiếp kiếp trước. Trg hợp khác là chúng ta có một sự tự hào hay thoả mãn lớn khi vượt qua được một chuyện rất nhỏ ví dụ như là đối diện với một người mình bị át vía -> khi đó những năng lượng bị khoá vào việc đè nén cảm xúc từ kiếp trước được giải phóng và chúng ta có nhiều năng lượng làm việc khác hơn. Chúng ta không cần biết về kiếp trước để hoá giải karma, chúng ta chỉ cần quan sát những biến chuyển tâm lí và phản ứng của bản thân và học cách khắc phục nó. Mỗi trải nghiệm trong cuộc sống đều không phải là ngẫu nhiên, và đều là cơ hội để chúng ta đưa karma của mình đến hướng giải quyết tốt nhất. Ví dụ trong kiếp trước bạn đã bỏ rơi một đứa con và linh hồn đó kiếp này đầu thai là mẹ bạn. khi mẹ bạn lớn tuổi cần được chăm nom, vì bạn đã bỏ rơi linh hồn mẹ bạn kiếp trước nên kiếp này bạn sẽ cảm thấy bạn cần chăm lo cho mẹ bạn, cảm xúc đó sẽ mãnh liệt hơn cảm xúc của anh em bạn rất nhiều. Đó cũng là sứ mệnh của bạn. Anh em bạn có thể không đoái hoài đến việc này bằng, hoặc sẵn sàng đưa mẹ vào nhà dưỡng lão, vì sứ mệnh của họ trong kiếp này là chăm lo cho những việc khác. Bạn có thể cảm nhận được đây là hướng giải karma tốt nhất vì bạn sẽ thấy nhiệt tình và nhiều năng lượng khi chăm sóc cho mẹ bạn còn anh em bạn sẽ cảm thấy nghĩa vụ của họ là ở việc khác và nếu họ phải từ bỏ nghĩa vụ của họ để chăm sóc cho mẹ họ sẽ thấy vô cùng trống trải thiếu viên mãn.
4. Ân điển từ karma tốt Đôi khi đà từ karma tốt dẫn tới những ân điển - những may mắn mà chúng ta không ngờ tới nhưng lại thực sự cần. Ví dụ các đồ sinh của một thiền sư đang chơi quanh đống lửa. Thiền sư bất ngờ cầm một thanh gỗ cháy từ đống lửa dí vào vai một đồ sinh khiến anh ta bị bỏng nặng. Đồ sinh khác thốt lên "thật độc ác"!! Nhưng thiền sư nói "vậy con muốn thấy cả người cậu ấy bị thiêu sống thành tro trước mắt con vì độ lớn của karma kiếp trước của cậu ta không? Luật nhân quả đã được thoả hiệp khi cậu ta bị bỏng nhẹ bởi lửa (vì ân điển là những phần còn lại của karma sẽ được giải trừ bằng cách khác thay vì đốt sạch bạn đó) Những trường hợp ân điển khác như là người đi leo núi bị ngã đập đầu nhưng may người leo cùng lại học sơ cứu trước đây nên được cứu mạng, hai người du khách nước ngoài tai nạn oto bị lật xe nhưng may mắn người đi qua là một bác sĩ cấp cứu rất giỏi, những đứa trẻ bị máu trắng lại được sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ có kinh nghiệm y khoa nên được điều trị sớm. Khi karma xấu quay lại với chúng ta thì còn gì tốt hơn khi có những ân điển từ karma tốt giúp đỡ. Một ân điển nữa từ karma là nó sẽ đi một vòng dài - qua các miền không gian, miền tinh thần, miền cảm xúc, rồi mới tới thể chất - khi quả đã thành và đã chín - nên chúng ta có thời gian để phòng hậu quả. Chúng ta cũng có thể chịu một phần của hậu quả và hoá giải những phần còn lại của karma theo cách khác (như ví dụ vị đồ sinh của nhà sư chỉ bị bỏng chứ không bị thiêu sống), hoặc có thêm thời gian trước khi những phần còn lại của karma tới đòi nợ. Ân điển không có nghĩa mọi tội lỗi được xoá sạch (giống với tha thứ hay bị hiểu lầm). Ân điển cho chúng ta thời gian để cứng cáp hơn trước khi chịu trách nhiệm lúc karma quay lại gõ cửa. Cuốn sách có nói rằng chúng ta hay nhầm lẫn rằng chúa jesus gánh tội cho con người vậy là con người sẽ trở nên vô tội. Chúa jesus chỉ gánh tội giúp con người cho đến khi con người đủ mạnh mẽ để tự gánh tội của họ. Những người như jesus hay Phật chỉ là những người giúp linh hồn con người mạnh mẽ hơn thức tỉnh hơn để tới Cội Nguồn, họ không thay thế Cội Nguồn ( đích đến được định nghĩa là bên Chúa trong thiên chúa giáo và Niết bàn trong phật giáo)
5. Tích cực trong "giải nghiệp, tích đức" Vâng ạ vậy là em đã làm ràm đến cuối rồi ạ. Ai đọc được đến đây em rất rất nể và trân trọng luôn ạ vì em viết gãy tay mấy ngày liền :)) đây cũng là phần nhắc về sám hối mà anh Văn Vinci đã nói mà em rất tâm đắc. Để tích cực trong việc hoá giải karma (giải nghiệp, tích đức) chúng ta nên tự vấn lại bản thân và sám hối - tự vấn về những gì đang xảy ra với mình (mình cần học được gì từ tình huống này và karma này), tự vấn về phản ứng của mình với tình huống (mình đang phản ứng theo thói quen lặp đi lặp lại karma không, mình có đang phản ứng thái quá không?), trách nhiệm của mình, và tiếp theo mình nên làm thế nào để hoá giải karma và hơn nữa, tạo thêm karma tốt. Đọc xong quyển sách này em đã nhớ ra hàng loạt các tai hại mà em gây ra cho bố mẹ bạn bè từ bé đến lớn nên em đang lần lượt liên lạc lại với từng người để xin lỗi đây ạ :)) VI: TỬ VI - "nghiệp đồ" :)) Tử vi là một bản đồ của karma. Lá số cho ta thấy karma tốt (tài năng và phù trợ) và karma xấu (những thử thách chông gai phải vượt qua) mà mình mang theo từ nhìu kiếp trước. Nó cho mình biết những quãng thời gian mình có đà tốt để vươn lên trong cuộc sống và cho mình biết những bài học mình cần trải qua. Đối với một số người thì tử vi đã bị biến tướng và trở thành một sự mê tín. Nhưng khi thực sự phân tích và nghiên cứu thì tử vi - một môn khoa học vĩ đại tiền sử, sự uyên thâm của người xưa (ancient wisdom) - sẽ vẽ cho ta tính trước những vòng nghiệp tốt , khi nào vòng nghiệp xấu quay lại và dưới dạng những thử thách nào, tính theo vòng đồng hồ vũ trụ và các vì sao. Nhưng tử vi, giống karma, không phải là định mệnh bất di bất dịch. Tử vi chỉ cho ta thấy tiềm tàng và khả năng xác xuất của một sự vật xảy ra. Tử vi và karma là một phần của vở kịch cuộc sống, nhưng ở sân khấu chính là lựa chọn của chính chúng ta. Khi gặp tình huống, chúng ta chọn phản ứng theo thói quen để chồng thêm karma hay hoá giải nó, là hoàn toàn ở lựa chọn của chúng ta.
VII: TÓM TẮT
Nhiều người nghĩ rằng thuyết nghiệp quả hướng tới suy nghĩ mọi thứ trong cuộc sống đã được định sẵn bất di bất dịch, số mệnh đã có an bài và không thể tránh được. Thật ra, thuyết nghiêp quả và luân sinh nói lên điều hoàn toàn ngược lại: con người có tự do suy nghĩ, tự do lựa chọn, và tự do hành động. Con người đã chọn gieo hành động dẫn tới nghiệp quả nhất định, và khi gặt lại nghiệp quả đó con người có thể chọn minh mẫn hóa giải nó hay tiếp diễn vòng nghiệp đó. Những gì mình trải qua ở kiếp này không phải là định mệnh ông trời sắp đặt, mà bản thân mình từ rất nhiều kiếp trước đã đặt những viên gạch đầu tiên cho những gì xảy ra kiếp này.
Nói một cách ví von thì, con người với nghiệp quả cũng như con cún bị xích vào cái cột. Con cún có thể tự do làm bất kì điều gì trong bán kính sợi xích của nó, còn sợi xích dài bao nhiêu thì là tùy vào độ dài nghiệp quả tốt xấu của họ. Không phải mọi karma đều được tạo ra và cân bằng lại như nhau. Đôi khi mình phải tương tác với chính người tạo ra nghiệp để cân bằng lại nó. Đôi khi mình cân bằng karma cũ bằng cách vượt qua cùng thử thách nhưng trong một tình huống khác. Đôi khi chúng ta phải gánh một gánh nặng về mặt thể xác tinh thần hoặc tình cảm vì trong quá khứ chúng ta đã đặt gánh nặng như thế lên một người khác.
Mọi tín ngưỡng dù có nói về luân hồi hay karma hay không thì đều nói phương pháp giải karma - từ sám hối của đạo thiên chúa đến làm việc tốt của đạo judai và bát chính đạo của đạo Phật. Trả lại nợ nghiệp không nhất thiết phải là một quá trình đau đớn buồn bã. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy vui mừng khi lại một lần nữa vỗ về người chúng ta đã làm tổn thương trong quá khứ, thiết lập lại sự hoà hảo và tình thương. Vậy đó. ta có thể hoàn toàn hiểu luật nhân quả như là luật tình yêu.
Bài viết rất dài, nhưng em mong rằng chia sẻ của em có thể giúp mọi người có cái nhìn khác về nhiều vấn đề mình đang đối mặt trong cuộc sống, và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới vì đó là những gì tâm hồn mình cần học hỏi để trưởng thành hơn.
Em vẫn còn đang học hỏi nhiều nên có gì mong mọi người chia sẻ thêm. Cám ơn mọi người ạ.