Bài học nhập môn về đầu tư để đạt được tự do tài chính. 

               Ở chương số 8 bạn đã được tiếp cận với khái niệm tư do tài chính rồi, Chương 9 sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản đầu tiên về đầu tư. 

             Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về 1 nhân tố cực kì quan trọng: Lạm phát.

 Lạm phát là gì? 

               Lạm phát được hiểu một cách đơn giản là sự tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế và thường được đo lường thông qua chỉ số giá tiêu dùng CPI. Tỷ lệ lạm phát vào khoảng 3.2%/năm trong suốt vài thập kỷ qua, có nghĩa là sau mỗi 20 năm thì giá cả sẽ tăng gấp đôi. Giữ tiền mặt trong thời buổi lạm phát cũng đồng nghĩa với việc bạn nghèo đi mỗi ngày cho dù số tiền trong tay thì không đổi. Việc tham gia các hoạt động đầu tư sẽ khiến tài sản sinh sôi và nhờ đó vượt qua được sự mất giá của đồng tiền vì lạm phát. 

7 NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CƠ BẢN 

#1: Không bao giờ được tiêu tiền vốn 

             Ở part 1 chúng ta đã học cách gây dựng khoản tiền 25.000$ dự phòng khẩn cấp. Số tiền này sẽ được dùng đến khi có những bất ngờ không lường trước được xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nó không được phép tính vào tiền vốn đầu tư và sẽ giúp bạn tránh phải bán đi khoản đầu tư đang dang dở của mình khi có sự kiện bất ngờ xảy đến. Đây chính là điểm khác biệt giữa 1% nhà đầu tư thành công và những người khác. Hãy xem một ví dụ dưới đây để hiểu rõ concept này:

             Kristi tiết kiệm được 100K$ và đã mua 1 căn hộ cho thuê với giá 500$/tháng. Sau 1 năm cô ấy bán căn hộ với giá 103K$. Lúc này cô có 106K$ trong ngân hàng bao gồm: 100K$ tiền vốn ban đầu+ 6K$ lợi nhuận bao gồm 6K$ tiền thuê nhà 1 năm cùng với 3K$ tiền tăng giá trị của ngôi nhà sau khi áp thuế. Cô ấy có thể tiêu 6K$ lợi nhuận còn khoản 100K$ tiền vốn cô ấy tuyệt đối không được dụng tới mà phải tiếp tục dùng nó để đầu tư các hạng mục khác nếu muốn tự do tài chính. Đây chính là nguyên tắc số 1.

 #2: Tái đầu tư phần lớn lợi nhuận thu về 

              Nếu muốn gây dựng tài sản nhanh chóng thì đừng tiêu hết khoản lợi nhuận thu về sau mỗi lần đầu tư. Nhà đầu tư thông minh sẽ dùng ít nhất là một phần của khối tài sản đó để góp lại vào phần vốn và tiếp tục đầu tư. Tiếp tục câu truyện của Kristi bên trên, cố ấy tăng tài sản của mình từ 100K$ lên 106K$ sau 1 năm. Thay vì tiêu hết 6K$ lợi nhuận ấy cô ấy nên tái đầu tư một phần của 6K$ ấy vào hạng mục đầu tư tiếp theo chẳng hạn như mua 1 căn nhà 104K$ và cho thuê nó. Căn nhà này sẽ lớn hơn, tiện ích và đẹp hơn vì thế giá cho thuê cũng cao hơn so với căn đầu tiên và chính vì vậy tài sản của cô ấy sẽ tăng lên càng ngày càng nhanh. 

#3: Để đầu tư thì phải có vốn đã 

            Bạn không thể đầu tư nếu trong tay không có vốn và bạn không thể tích lũy vốn nếu bạn không biết kiếm tiền và giữ tiền. Muốn bước vào lĩnh vực đầu tư và gây dựng tài sản bạn phải giữ được những đồng tiền bạn kiếm ra. Đừng tự huyễn hoặc bản thân rằng bạn có thể đầu tư bằng tiền của ai đó. Tiền của người khác thì lợi nhuận cũng là của họ, bạn chẳng qua là người làm thuê mà thôi. Mà đã vậy thì lấy đâu ra tự do tài chính. 

#4: Những nỗ lực bạn bỏ ra sẽ được đền đáp chỉ khi bạn kiểm soát được việc đầu tư của mình. 

              Luôn nhớ rằng bất kì khoản đầu tư nào mang về lợi nhuận cao hơn lạm phát cũng có thể khiến bạn trở nên giàu có. Đừng có tin vào những lời đồn về ai đó đã may mắn mua được cổ phiếu giá rẻ bèo rồi vào một ngày đẹp trời nó vọt lên khiến anh ta trở thành triệu phú. Cũng đừng tin vào việc mua một mảnh đất ở nơi hang cùng ngõ hẻm nào đó rồi một sớm mai thức dậy có con đường quốc lộ chạy qua và bạn trở thành phú ông. Giá chứng khoán hay quy hoạch hạ tầng không do bạn quyết định, hãy nghiên cứu kỹ thị trường để đưa ra những quyết định đúng đắn. Đầu tư không phải là một trò chơi may rủi và những nỗ lực của bạn chỉ được đền đáp khi bạn kiểm soát được tiền của mình đang được đặt vào chỗ nào. 

# 5: Kiến thức của bạn góp phần quyết định lợi nhuận của bạn 

                Nắm trong tay càng nhiều kiến thức chắc chắn về một lĩnh vực mình đang đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro và hơn thế nữa lợi nhuận thu về cũng nhiều hơn. Một nhà đầu tư bất động sản nắm vững các nguyên lý thị trường cũng như tình hình thực tế tại khu vực sẽ có khả năng thu lại lợi nhuận cao hơn. Trong khi đó những nhà đầu tư nghiệp dư chọn các mã chứng khoán trên bảng niêm yết theo cảm tính dù mịt mờ về kiến thức tài chính kế toán hay chẳng có bất kì thông tin gì về xu hướng, thị trường hay tình hình tài chính của công ty đó sẽ có phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và tồi tệ hơn là mất cả số vốn ban đầu. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn nhận thức một cách rõ ràng tầm quan trọng của kiến thức trong đầu tư đặc biệt là cho những đầu tư dài hạn. 

#6: Đừng bao giờ nhẫm lẫn giữa biến động(volatility) và rủi ro(risk) 

                 Chứng khoán thì rủi ro hơn trái phiếu, lời kết tội này rất phổ biến trong giới đầu tư. Tuy nhiên rủi ro hay an toàn còn phụ thuộc vào bạn định nghĩa rủi ro như thế nào nữa. Hãy nhìn vào hình minh họa ở bài viết để hiểu thêm về vấn đề này nhé. 

                  Bạn có thể thấy là trái phiếu tăng giá trị một cách đều đặn qua thời gian còn chứng khoán thì biến động mạnh và có những thời điểm lên cao rất nhanh rồi lại rớt xuống thảm hại, chính những lần lao dốc khiến bạn nghĩ rằng chứng khoán quá rủi ro. Nhưng xin hãy có một cái nhìn toàn cảnh, nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận thu về từ chứng khoán rõ ràng cao hơn hẳn so với trái phiếu. Mục đích của chúng ta là đạt được lợi nhuận cao nhất trong dài hạn để sớm đạt được tự do tài chính nên nếu e ngại trước những lần lên xuống thất thường thì bạn đã bỏ qua cơ hội lớn của cuộc đời mình. Hơn thế nữa những lần lên xuống thất thường sẽ chẳng thế ảnh hưởng đến bạn nếu bạn luôn tuân theo nguyên tắc đầu tiên” không bao giờ động đến tiền vốn” cũng như chờ đợi đủ lâu. 

# 7: Khoản đầu tư tốt nhất lại chính là những cơ hội kiếm lời ngay trong tầm tay. 

                  Hầu hết mọi người và đặc biệt là các nhà đầu tư nghiệp dư vẫn nghĩ rằng khoản đầu tư mang lại lợi nhuận tuyệt vời đến từ thị trường chứng khoán, bất động sản hay trái phiếu. Thật ra thì khoản lợi nhuận tốt nhất lại đến từ việc cắt giảm những chi dùng cá nhân. Vâng bạn không hề nhìn nhầm đâu, giảm chi tiêu có thể tăng tài sản và có thể coi là 1 khoản lợi nhuận đó. Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu hơn nhé: 

                 Walker tiết kiệm được 250$ và có 2 lựa chọn là mua 1 chiếc xe đạp để đạp xe đi làm hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu đi xe đạp anh ấy có thể tiết kiệm khoảng 750$ mỗi năm chưa kể đến các lợi ích cho sức khỏe nữa. Lợi nhuận ở đây vào khoảng 300% sẽ khó tìm đâu ra một khoản đầu tư đem lại tỷ suất lợi nhuận cao đến vậy trong một thời gian ngắn như thế. 

                Hãy luôn tỉnh táo để tìm ra những cơ hội kiếm tiền trong tầm tay của minh. Thay bóng đèn tiết kiệm điện để giảm điện tiêu thụ, mua một thiết bị nhà bếp mới để bạn có động lực nấu ăn tai nhà, mua một ngôi nhà và cho thuê lại một phần. Chúng đều là đầu tư và lợi nhuận thu về còn không phải chịu thuế. Hãy nhớ 1$ kiếm về chỉ còn 0.7$ nhưng 1 $ tiết kiệm là 1$ nguyên vẹn. 

5 KHÁI NIỆM NHÀ ĐẦU TƯ CẦN HIỂU RÕ 

                  Nếu tuân thủ 7 nguyên lý đầu tư, bạn sẽ có tiền đề vững chắc để xây dựng một chiến lược đầu tư dài hạn, và có thể tự suy ngẫm về việc đầu tư làm sao cho thông minh nhất. Tuy vậy, vẫn có nhiều điểm bạn cần phải cân nhắc khi đầu tư, trong đó có 5 khái niệm sau: 

#1. Đầu cơ khác đầu tư 

                Đầu cơ không phải là một công thức đưa ta tới sự thành công về tài chính dài hạn. Tới một lúc nào đó, nhà đầu cơ sẽ không thể theo kịp thị trường nữa. Thành công bền vững, dài hạn trong đầu tư chỉ có thể đạt được khi bạn nỗ lực không ngừng nghỉ, giống như đối với sự nghiệp vậy. Chiến lược của bạn nên tập trung vào việc mua các tài sản (1) tạo thu nhập thụ động để chi trả cho cuộc sống của bạn, và (2) có tiềm năng tăng giá và tạo dòng tiền mặt. 

#2. Chi phí cơ hội 

               Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa một cách đơn giản là chi phí bạn phải trả khi chọn không làm điều gì đó. Chính xác hơn thì nó là chi phí khi bạn không chọn phương án tối ưu nhất. Có 3 loại chi phí cơ hội bạn cần xem xét: 

  •  Để tiền nằm không  

          Mấy năm trước, Brock mua một căn duplex (nhà có 2 căn cạnh nhau nhưng độc lập với nhau), một trong 2 căn cần được gia cố sửa chữa lại. Brock sống ở 1 căn và cho định thuê 1 phòng ngủ trong căn đó với giá $550/ tháng. Brock định tự sửa sang lại căn kia nhưng rồi lại bỏ không căn nhà đó suốt 4 tháng trời. 

           Lý do khiến Brock không chủ động sửa nhà nhanh chóng là vì anh ta không tính toán đến chi phí cơ hội và cái giá phải trả là anh ta đã ném hàng ngàn đô la qua cửa sổ cho sự thiếu hiểu biết này. 

  • Không đầu tư 

             Năm 1908 Janet có 10,000$ và cô ấy có 2 lựa chọn 1. Đầu tư vào Apple 2. Giấu tiền xuống dưới nệm nơi mà cô ấy cảm thấy an toàn. Cái giá của sự an tâm này chính là hàng chục triệu đô la mà cô ấy đã bỏ lỡ trong đời. Nếu ngày ấy cô ấy vượt qua được những sợ hãi ban đầu quyết tâm đầu tư thì giờ đây cô đã trở thành một siêu triệu phú rồi. Tiếc rằng cuộc đời thì không có nút replay. 

             Đây là một ví dụ có vẻ khá là nặng nề, ai mà chẳng ước mình đã chớp lấy cơ hội trong quá khứ, ai biết được Apple sẽ thành công đến vậy. Nhưng nếu cứ bị những lo lắng sợ hãi bủa vây mà ôm khư khư đống tiền của mình thì bạn sẽ chẳng bao giờ có thể đạt dược những thành tựu to lớn, hơn thế nữa trong thời buổi lạm phát này thì số tiền ấy sẽ càng ngày càng teo tóp đi nữa. 

  • Đầu tư không tối ưu 

             Khi bạn có một đầu tư sai lầm bạn không những mất số tiền vốn bỏ ra, bạn còn mất số tiền lợi nhuận đáng ra có thể thu về nếu bạn có một sự lựa chọn tốt hơn. Trong khuôn khổ của cuốn sách này chúng ta chấp nhận tỷ suất lợi nhuận trung bình là 10% nghĩa là nếu khoản đầu tư dài hạn có lợi nhuận lớn hơn 10% thì nó là một khoản đầu tư tốt còn ngược lại thì nó là một sai lầm. Tại sao lại là 10% mà không phải là một con số khác. Đây là lý do: 

1. Trong giai đoạn từ 1928 tới 2015 lợi nhuận trung bình của chỉ số S&P 500 vào khoảng 9.5% rất gần với con số 10% đưa ra. 

2. 10% là một tỷ suất ợi nhuân khá cao. Hầu hết các khoản vay tín chấp cho cá nhân và doanh nghiệp cũng đều dưới 10%. Hơn thế nữa thì nếu muốn lợi nhuận lớn hơn 10% nhiều thì bạn phải bỏ ra nhiều nỗ lực hơn và cũng nhiều rủi ro hơn. 

3. Lý do cuối cùng là 10% thì rất dễ tính toán, khi ấy bạn sẽ dễ đưa ra các quyết định hơn. Bạn bỏ ra 20,000$ và nếu 1 năm thu về 2000$ thì đó là một khoản đầu tư tốt. Thấy không bạn chắc chỉ mất có 1s để đưa ra kết quả nhỉ. 

#3: Đa dạng hóa đầu tư và quản lý rủi ro 

                Đa dạng hóa danh mục đầu tư là xé lẻ tiền vốn của mình để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau để nếu một trong chúng có bất trắc gì thì bạn sẽ không mất tất cả. Đây được coi là một phương thức để giảm thiểu rủi ro. Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng ta đang trên con đường theo đuổi tự do tài chính và rất tiếc concept này không phù hợp. Hãy lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn vấn đề này: 

               Joe có 1M$ và anh ấy có danh mục đầu tư như sau: 250,000$ cho bất động sản, 250,000$ cho chứng khoán, 250,000$ cho trái phiếu, và 250,000$ còn lại nằm ở tiền mặt. Nếu thị trường chứng khoán mất đi 50% giá trị anh ấy vẫn còn 875,000$ thay vì 500,000$ nếu tiền của anh ấy nằm cả ở đây. Nghe thì có vẻ rất an toàn đấy chứ. Tuy nhiên mục tiêu của những người đang đọc cuốn sách này là để nhanh chóng tích lũy được một khối tài sản đủ lớn để tự do về mặt tài chính chứ không phải là để bảo vệ một phần nhỏ của tài sản. Để đạt được mục tiêu này chúng ta sẽ đầu tư vào danh mục mà tiềm năng mang lại lơi nhuận của nó là cao nhất và bền vững. Đây là lý do tại sao chúng ta nên làm như vậy: 

                 Việc đa dạng hóa đầu tư đặt mục tiêu bảo vệ tiền vốn lên đầu tiên trong khi đó để đạt được tự do tài chính sớm thì việc nhanh chóng tích lũy và mở rộng nguồn vốn quan trọng hơn rất nhiều. Đa dạng hóa đầu tư bảo vệ nguồn vốn và giảm rủi ro của việc mất đi tất cả nhưng cùng với đó cũng ngăn bạn bứt phá. Đa dạng hóa đặc biệt quan trọng và phù hợp với những người sắp về hưu cần bảo vệ tài sản cho quãng đời nghỉ ngơi về sau. 

#4: Thu nhập thụ động 

                 Nói một cách đơn giản, thu nhập thụ động là khoản thu nhập bạn nhận một cách tự động mà chẳng cần một chút nỗ lực nào. Hầu hết các nhà đầu tư thường chưa bao giờ đươc trải nghiệm cảm giác tiền tự chảy vào túi này bao giờ. Thay vào đó họ phải tìm kiếm các hạng mục đầu tư bỏ ra một số ít vốn nhưng mang về lợi nhuận cực nhiều hoặc bỏ ra ít công sức nhưng mang lại lợi nhuận to lớn. 

                Mọi người thường nghĩ bất động sản là một khoản thu nhập thụ đông khi bạn chỉ việc mua nhà, cho thuê nó và hàng tháng nhận được tiền từ người thuê. Sự thật thì không hẳn là vây. Nếu chủ nhà thuê một công ty quản lý bất động sản cho mình thì khi có bất kì vấn đề gì với ngôi nhà sẽ có người giải quyết nó, tất nhiên là chi phí không hề rẻ chút nào. Vậy nên nếu muốn thu được nhiều lợi nhuận từ căn nhà cho thuê chủ nhà sẽ phải tự mình làm nhiều thứ. Đừng nghĩ là bạn chỉ ngồi một chỗ đợi tiền đẻ ra tiền, quản lý tài sản là một hành trình kéo dài suốt đời. 

#5: Tỷ xuất lợi nhuận và mức độ đáng kể của lợi nhuận 

                Có hai yếu tố quan trọng của lợi nhuận đầu tư là tỷ suất lợi nhuận và mức độ đáng kể của lợi nhuận. Hãy xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé: 

               Một anh chàng vào siêu thị mua nước đóng chai và đá đem bán tại sân vận động với số tiền bỏ ra là 50$. Sau một ngày vất vả anh ấy kiếm được 100$ tương đương với ROI 200%. Ở đây sẽ xảy ra 2 tình huống. 1 là anh ấy cảm thấy rất mãn nguyện với việc kiếm được gấp đôi số vốn bỏ ra. 2 là anh ấy nhận ra rằng anh ấy đã tiêu tốn 1 ngày để làm công việc đơn giản tương đương với mức lương tối thiểu và quyết đinh phải thay đổi               Lý do mà bạn sẽ không phơi nắng cả 1 ngày để bán mấy chai nước cạnh sân vận động là lợi nhuận thu về của việc này không xứng với thời gian và công sức bạn bỏ ra. Điều này cũng như những nhà đầu tư trẻ tuổi quanh năm suốt tháng rình rập ở sàn chứng khoán mua đi bán về và nhận được số lợi nhuận ít ỏi tính ra còn không bằng việc làm công ăn lương. Nó là một công việc thu nhập thấp, không có bất kì phần thưởng nào và rất hiếm khi tạo ra được những người chiến thắng. 

TỔNG KẾT 

              Đầu tư lúc nào cũng tràn đầy thử thách, thành công, cảm xúc và hấp dẫn. Nó là một lĩnh vực cần chúng ta nỗ lực và bền bỉ theo đuổi suốt cuộc đời. Người đạt được tự do tài chính có thể dành phần đời còn lại để quản lý tài sản của họ và đầu tư thay vì làm công ăn lương. Tuy nhiên trên con đường đầu tư cần thật sự cẩn trọng với các khoản đầu tư hứa hẹn mang về lợi nhuận quá cao đến mức không bình thường. Hãy đảm bảo khoản đầu tư của mình mang lai lợi nhuận phù hợp một cách tự nhiên trong lĩnh vực đầu tư đó. Thêm vào đó với những ai đang gây dựng tài sản nhanh chóng để sớm tự do tài chính thì không cần phải đa đạng hóa đầu tư để tránh bị kéo chậm tiến trình, tuy nhiên với ai đã hài lòng với tình hình tài chính cá nhân và mong đợi một cuộc sống yên bình và bền vững thì đa dạng hóa đầu tư lại là một lựa chọn thích hợp để bảo vệ tài sản. Hãy có một cái nhìn đúng đắn về rủi ro; rủi ro ở đây là việc bạn sẽ có khả năng nghèo đi theo thời gian đừng nhầm lẫn nó với sự biến động. Trong suốt cuộc hành trình hãy luôn ghi nhớ 7 nguyên tắc cốt lõi cũng như những khái niệm cơ bản được nêu bên trên để đưa ra những quyết định khôn ngoan cho bản thân.