Chương 2: Xây dựng một lối sống tiết kiệm hiệ quả 

Mục tiêu: Tiết kiệm ít nhất 50% thu nhập 

Theo thống kê, cơ cấu chi tiêu của 1 người Mỹ trung bình bao gồm: 

· 33% cho nhà ở

 · 17% cho đi lại 

· 13% cho ăn uống 

· 11% cho bảo hiểm 

· 8% cho sức khỏe 

· 5% cho giải trí 

· 3% cho quần áo

 · 3% tặng/ cho 

· 3% cho giáo dục 

· 4% cho các chi phí khác 

Nguyên tắc chung: Đừng hy sinh những thứ nhỏ lẻ. Hãy tập trung thay đổi những hạng mục chi tiêu lớn! 

1. Thuê nhà: 

Vì đây là phần chi tiêu lớn nhất theo thống kê, cắt giảm ở hạng mục này là điều quan trọng nhất bạn cần làm để tiết kiệm. 

Hãy chiu khó thuê 1 nơi có giá thuê thấp và gần nơi bạn làm việc. 

Nếu bạn còn độc thân, hãy chịu khó ở cùng người khác để chia sẻ tiền thuê nhà. 

Nếu bạn đã có gia đình nên không thể ở chung, hãy cố gắng để cả 2 vợ chồng đều có thu nhập. 

Với cách thuê nhà tiết kiệm như thế này, sau vài năm bạn sẽ tiết kiệm đủ tiền để mua nhà riêng. 

2. Đi lại: 

Đa số chúng ta đều không để ý tới chi phí và thời gian tiêu tốn cho việc đi lại hàng ngày. 

Hãy thuê nhà ở gần nơi bạn làm việc để giảm chi phí và thời gian đi lại 

Nếu không thể, hãy mạnh dạn chuyển việc tới gần nơi bạn ở! 

Sống ở gần nơi bạn làm sẽ giúp bạn vui hơn, khỏe hơn và “giàu” hơn! 

Lưu ý: 

Đừng mua ô tô mới, đắt tiền. Đây là một chi phí rất lớn sẽ đẩy mục tiêu nghỉ hưu sớm của bạn lại vài năm! Nếu mua ô tô, hãy mua 1 chiếc xe cũ, nhỏ. Hãy đi bộ hoặc đi xe đạp bất kỳ khi nào có thể. 

3. Ăn uống: 

Nếu muốn nghỉ hưu sớm, hãy hạn chế đi ăn ngoài. Việc này sẽ khiến bạn vừa nghèo vừa béo 

Hãy cố gắng: 

· Luôn có sẵn thức ăn trong nhà để nấu 

· Cai đồ ăn nhanh

 · Đi ăn hàng với gia đình và bạn bè chỉ khi đó là lựa chọn hợp lý 

· Không bao giờ đi ăn hàng chỉ vì trong nhà không có sẵn cái gì để ăn

 · Luôn thủ sẵn các loại hạt, rau củ quả để ăn khi đói 

Ăn uống khoa học sẽ giúp bạn khỏe mạnh, tập trung và không tốn kém quá nhiều tiền 

4. Bảo hiểm 

Bảo hiểm là khoản cần phải mua. Không mua bất kỳ bảo hiểm nào có thể khiến bạn sạt nghiệp 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua bảo hiểm cho những vấn đề lớn, đừng mua quá nhiều loại bảo hiểm cho nhiều chi phí nhỏ lẻ mà bạn có thể tự chi trả từ tiền túi của mình. 

5. Chăm sóc sức khỏe 

Để giảm bớt chi phí y tế, cách tốt nhất (và rẻ tiền nhất) là ăn uống khoa học (tự nấu ở nhà) và tập thể dục đều đặn. 

6. Giải trí 

Nhìn chung, đây là hạng mục cuối cùng mà bạn nên cắt giảm (nhưng cũng nên cắt các subscription hàng tháng mà bạn không hoặc ít dùng) 

7. Quần áo: 

Nếu nó chỉ chiếm 3% chi tiêu, bạn không cần phải cắt khoản này. Chỉ cần đừng mua đồ thừa thãi và quá đắt đỏ là được. 

8. Tặng cho: 

Không cần cắt giảm. Nhưng vẫn cần theo dõi nhé! 

9. Giáo dục: không cần cắt giảm. Nhưng nếu bạn muốn lấy thêm 1 tấm bằng nữa, hãy cân nhắc thật cẩn thận về chi phí của nó. Hãy nhớ rằng trong thời đại này hầu như mọi thứ đều có thể học được từ sách, hội thảo và những người đi trước. 

10. Các chi phí khác: tùy từng trường hợp. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn chỉ nên chi nếu khoản đó làm tăng hạnh phúc, sức khỏe hay sự giàu có của bạn. Đừng chi cho những thứ làm giảm cả 3 điều này, ví dụ như thuốc lá, các loại thuốc gây nghiện hoặc TV.