Trước hết, xin phép bạn LeoX và các bạn cao thủ khác cho mình múa rìu qua mắt thợ. 

Động lực để mình chia sẻ với các bạn về vấn đề này là vì mình có đọc comment của một bạn bác sỹ có ý định cho con chuyển sang tài chính vì tuy có “vất vả nhưng nhiều tiền”. 

Mình không bình luận nhận định đó của bạn đúng hay sai vì điều đó còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Cái mình muốn bàn luận ở đây là bản chất của nghề tài chính cũng như cách thức tư duy về kiếm tiền.

 

Đầu tiên, phải nói rõ là làm tài chính không đồng nghĩa với đầu tư, không phải ai làm tài chính cũng có thu nhập ngoài lương. Lương ngành tài chính trừ khi có know-how xuất sắc cũng chỉ ở mặt bằng trung bình của xã hội và đầy nguy cơ bị máy móc thay thế. Nếu các bạn quan tâm đến có thu nhập ngoài lương thì đó là vấn đề về đầu tư. Bạn không nhất thiết phải học tài chính hay làm tài chính để đầu tư thành công, ngược lại người làm tài chính đầu tư thất bại nhiều không kể xiết. 

 

Do vậy, nếu hướng nghiệp cho con mình, mình sẽ hướng con mình làm thứ tụi nó thích và có thế mạnh. Khi đó, xác suất con mình có vị trí tốt và thu nhập cao trong công việc sẽ lớn hơn, từ đó có thể có nguồn thu nhập để đầu tư. Vấn đề đầu tư cần tư duy đúng đắn, kiến thức có thể học rất nhanh. Mình thích trở thành doanh nhân nhưng không bắt ép điều đó với con cái, chỉ cần dạy cho chúng tư duy đầu tư đúng đắn là được (Thực tế với kinh nghiệm của mình thì mình khá dị ứng với kiểu công ty gia đình). 

 

Vậy đầu tư bắt đầu tư đâu ? Nhiều bạn sẽ đặt ngay câu hỏi làm thế nào để kiếm được nhiều tiền ? Mình cho rằng cách tiếp cận phổ biến đó có xác suất để bạn đạt được điều mình muốn rất thấp. Rất nhiều người nói với mình tôi vừa mua thẻ Cali 3 năm, tôi đã mất tiền, từ nay tôi sẽ có thể đi tập thể dục chăm chỉ rồi. 

 

Nếu có một thống kê về vấn đề này mình nghĩ rằng tỷ lệ rất lớn các bạn này sẽ khó theo đuổi việc tập luyện đến cùng. Các bạn đang theo một lộ trình tư duy khá phổ biến là (1) Outcome >> (2) Process >> (3) Identity. Lộ trình này được diễn giải như thế này: (1) Tôi cần phải tập thể dục >> (2) Tôi mua cái thẻ tập >> (3) Tôi trở nên khỏe manh. Có rất nhiều ví dụ tương tự như chuyện (1) Tôi nghiện rượu >> (2) Tôi sẽ theo lộ trình cai nghiện >> (3) Tôi trở thành người không nghiện rượu. Cách làm này thực tế hiệu quả không cao, tỷ lệ tái nghiện cao. 

 

Với đầu tư cũng vậy, (1) Tôi muốn kiếm nhiều tiền >> (2) Tôi đầu tư >> (3) Tôi trở nên giàu có. Rất tiếc như mình nói, tỷ lệ nhà đầu tư thành công là thiểu số. Nguyên nhân là do việc không hiểu rõ bản thân mình, do vậy không tạo được một động lực đủ lớn để thực hiện công việc một cách kỷ luật đến cùng. 

 

Hãy thử tư duy theo một cách khác : (1) Identity --> (2) Process --> (3) Outcome. Ví dụ về việc tập luyện, (1) Tôi là vận động viên số 1 >> (2) Tôi sẽ tuân thủ 1 process rèn luyện nghiêm ngặt >> (3) Tôi tập luyện + ăn uống + ngủ nghỉ kỷ luật và tôi không bao giờ phá vỡ kỉ luật. Những vận động viên hàng đầu đều có tư duy rất rõ về vấn đề này, trường hợp nổi tiếng bạn có thể thấy như Cristiano Ronaldo trong bóng đá. Khi bạn tư duy (1) Tôi là người khỏe mạnh và lành mạnh >> (2) Bạn sẽ gắn với lối sống lành mạnh >> (3) Bạn sẽ bỏ nhậu, bỏ thuốc. 

 

Đi từ Identity giúp bạn hiểu rõ bản thân mình, từ đó biết mình cần hành động như thế nào và có đông lực theo đuổi những mục tiêu đến cùng. Do vậy, không nên bắt đầu 1 việc bằng mục tiêu. Điều này cũng đúng với doanh nghiệp, mình sẽ phân tích trong một bài viết khác. 

 

Quay lại câu hỏi đầu tư từ đâu, bạn nên bắt đầu bằng câu hỏi (1) Tôi muốn đầu tư để trở thành người như thế nào ? 

 

Vi dụ bạn đầu tư để trở thành tỷ phú thì process sẽ khác bạn đầu tư để đạt tư do tài chính hay cũng khác với bạn có số tiền nhàn rồi muốn gấp thếp lên vài lần trong một thời gian ngắn. Hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn tiến tới bước (2) là xây dựng 1 process đúng đắn(ví dụ bạn là người đầu tư bền vững dài hạn thì bạn sẽ gạt được những thương vụ đánh quả quick win, một vấn đề rất hay gặp ở giới đầu tư kể cả chuyên nghiệp). 

 

Cuối cùng, bạn sẽ xây dựng được cho mình những mục tiêu phù hợp : số tiền muốn kiếm được là bao nhiêu, trong bao lâu, tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là phù hợp… và kiên trì với thứ mình muốn chứ không phải thứ hàng xóm nói (họ lời gấp 3, gấp 5 mà không phải Identity của mình thì mình cũng kệ). Tư duy đúng sẽ giúp bạn kỷ luật với bản thân, kiên trì với những thứ đúng với bản thân con người mình mà không chạy theo đám đông. Nếu chưa rõ ràng về điều này, hãy suy nghĩ chứ đừng vội sợ lỡ cơ hội mà đầu tư. 

 

Bạn nào thích đọc sách mình giới thiệu các bạn có thể đọc quyển Atomic Habits của James Clear. Đây là quyển sách rất thú vị về cách thức hình thành thói quen để đạt được mục tiêu.