Vào năm 2023, các ngân hàng trung ương đã mua thêm 1.037 tấn vàng - mức mua hàng năm cao thứ hai trong lịch sử - sau mức cao kỷ lục là 1.082 tấn vào năm 2022. Sau những con số kỷ lục này, vàng tiếp tục được các ngân hàng trung ương coi trọng như một tài sản dự trữ.

 

Theo khảo sát Dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương (CBGR) năm 2024, được thực hiện từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 2024 với tổng cộng 70 phản hồi từ các ngân hàng TƯ,  có 29% số ngân hàng trung ương được hỏi có ý định tăng dự trữ vàng của họ trong mười hai tháng tới, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu khảo sát này vào năm 2018. 

 

Một số kết quả đáng chú ý từ khảo sát:

 

81% các ngân hàng TƯ được phỏng vấn cho rằng dự trữ vàng của các ngân hàng TƯ toàn cầu sẽ tăng trong năm nay (cao nhất kể từ 2019)

29% số ngân hàng TƯ được phỏng vấn đánh giá rằng ngân hàng TƯ của mình sẽ tăng dự trữ vàng (cao nhất kể từ 2019)

Lãi suất, lạm phát và bất ổn địa chính trị có tác động lớn nhất tới quyết định điều chỉnh dự trữ vàng của các ngân hàng TƯ. 

Cụ thể hơn, các lí do chính khiến các ngân hàng trung ương nắm giữ vàng : Không có rủi ro vỡ nợ (49%), hiệu suất tốt trong giai đoạn khủng hoảng (47%), có vị thế từ cũ (46%), thanh khoản cao (42%), tài sản dài hạn lưu trữ giá trị chống lạm phát (42%)

Đáng chú ý là so với năm ngoái,  năm nay các ngân hàng trung ương ở các nước phát triển tỏ ra thận trọng hơn khi mà phòng ngừa lạm phát và khủng hoảng kinh tế nổi lên là 2 nguyên nhân chính khiến họ nắm giữ vàng. Các nước đang phát triển cũng tỏ ra rất cẩn trọng với 2 rủi ro này.

Xem chi tiết toàn bộ khảo sát tại đây.