Khác với chu kì ngày – đêm, chu kì xuân –hạ -thu – đông, chu kì vận động của kinh tế - chính trị - xã hội thường khó nhận biết hơn. Những chu kì kinh tế - chính trị - xã hội lớn có thể kéo dài đến hơn một đời người mà đôi khi chúng ta sẽ cần nghiên cứu lịch sử để hiểu về sự tồn tại của nó.

Một lý thuyết rất thú vị được nhiều hedge fund managers nghiên cứu là lí thuyết về thế hệ của Strauss – Howe được phát triển bởi hai nhà nghiên cứu người Mỹ William Strauss and Neil Howe. Theo lý thuyết này, cứ 20-25 năm lại xuất hiện một thế hệ mới. Sự xuất hiện của thế hệ mới tạo nên các sự thay đổi về môi trường xã hội, chính trị và kinh tế (được gọi là bước ngoặt – Turning). Mỗi bước ngoặt này lại là một phần của một chu kỳ lớn hơn (gọi là saeculum thường kéo dài từ 80 đến 100 năm tương đương với khoảng một đời người, mặc dù một số saeculum đã tồn tại lâu hơn). 

Strauss và Howe chia một saeculum thành 4 bước ngoặt (turnings):

  1. High (Cao trào): Theo Strauss và Howe, bước ngoặt đầu tiên là The High, xảy ra sau một cuộc Khủng hoảng. Trong thời kỳ The High, tính thể chế rất mạnh và chủ nghĩa cá nhân là yếu. Tính thế chế đẩy xã hội về nơi mà nó muốn tập thể đi đến, mặc dù nhiều cá nhân có thể cảm thấy bị kìm hãm bởi sự phù hợp với chuẩn mực chung.
  2. Awakening (Thức tỉnh): Theo lý thuyết, bước ngoặt thứ 2 là giai đoạn Awakening. Đây là thời đại mà các thể chế bị tấn công nhân danh quyền tự chủ cá nhân và tinh thần. Ngay khi xã hội đang đạt đến đỉnh cao của tiến bộ công cộng, mọi người đột nhiên mệt mỏi với kỷ luật xã hội và muốn lấy lại cảm giác "tự nhận thức", "tâm linh" và "tính xác thực của cá nhân". Thế hệ trẻ nhìn lại thời kỳ The High trước đây như một thời kỳ nghèo nàn về văn hóa và tinh thần.
  3. Unraveling (Sự sáng tỏ): Theo Strauss và Howe, bước ngoặt thứ ba là một sự làm sáng tỏ. Tâm trạng của thời đại này theo nhiều cách trái ngược với thời kỳ The High: Các thể chế yếu kém và mất dần lòng tin, trong khi chủ nghĩa cá nhân mạnh mẽ và phát triển mạnh mẽ. Theo tác giả, The High xuất hiện sau cuộc khủng hoảng, khi xã hội muốn liên kết và xây dựng và tránh cái chết và sự tàn phá của cuộc khủng hoảng trước đó. Unraveling đến sau Awakenings, khi xã hội muốn cá nhân hóa và tận hưởng.
  4. Crisis (Khủng hoảng) :Theo các tác giả, bước ngoặt thứ tư là một cuộc khủng hoảng (Crisis). Đây là kỷ nguyên hủy diệt, thường liên quan đến chiến tranh hoặc cách mạng, trong đó đời sống thể chế bị phá hủy và xây dựng lại để đối phó với mối đe dọa được nhận thức đối với sự tồn vong của quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng, thẩm quyền công dân hồi sinh, biểu hiện văn hóa chuyển hướng sang mục đích cộng đồng, và mọi người bắt đầu tự định vị mình là thành viên của một nhóm lớn hơn.

Lý thuyết này mô tả mỗi Turning (Bước Ngoặt) sẽ diễn ra sau khoảng 20–22 năm. Bốn lần quay tạo thành một chu kỳ đầy đủ khoảng 80 đến 90 năm mà các tác giả gọi là Saeculum, theo từ tiếng Latinh có nghĩa là cả "một đời người " và "một thế kỷ tự nhiên".  Saeculum cũng liên quan trực tiếp đến các chu kỳ nợ lớn  có thể kéo dài cả 100 năm.

Sự ra đời, trưởng thành và già đi của một thế hệ tạo nên các Bước Ngoặt cũng như xác định đặc tính của mỗi chu kỳ quay vòng đó. Khi mỗi thế hệ già đi, họ đảm nhiệm một vai trò xã hội mới, tâm trạng và hành vi của xã hội thay đổi cơ bản, dẫn đến một bước ngoặt mới. Do đó, tồn tại mối quan hệ cộng sinh giữa các sự kiện lịch sử và đặc tính của từng thế hệ. 

Strauss và Howe cho rằng có sự lặp lại của các thế hệ tại một Turning giống nhau trong mỗi Saeculum về vai trò lịch sử, thái độ với gia đình, xã hội, văn hóa, chính trị và nghĩa vụ công dân. Nói cách khác, con người có xu hướng lặp lại hành vi của ông cha cách đây 100 năm một cách vô thức. Chính điều này tạo nên các chu kỳ lớn về chính trị-xã hội-kinh tế. Strauss và Howe chia ra 4 nguyên mẫu thế hệ tương ứng với bốn vòng quay trong một Saeculum : Tiên tri (Prophet), Du Mục (Nomad), Anh Hùng (Hero), Nghệ Sỹ (Artist)

Dưới đây là bảng tóm tắt nghiên cứu các giai đoạn lịch sử của Strauss và Howe

Thế hệNguyên mẫuNăm sinh của thế hệBước vào tuổi thơ trong giai đoạnThời gian của Turning 
Late Medieval Saeculum
Arthurian GenerationHero (Civic)1433–1460 (28)3rd Turning: Unraveling: Retreat from France1435–1459 (24)[a]
Humanist GenerationArtist (Adaptive)1461–1482 (22)4th Turning: Crisis: War of the Roses1459–1497 (38)
Reformation Saeculum (97 years)
Reformation GenerationProphet (Idealist)1483–1511 (28)1st Turning: High: Tudor Renaissance1497–1517 (20)
Reprisal GenerationNomad (Reactive)1512–1540 (29)2nd Turning: Awakening: Protestant Reformation1517–1542 (25)
Elizabethan GenerationHero (Civic)1541–1565 (24)3rd Turning: Unraveling: Reaction & Marian Restoration1542–1569 (27)
Parliamentary GenerationArtist (Adaptive)1566–1587 (22)4th Turning: Crisis: Armada Crisis1569–1594 (25)
New World Saeculum (110 years)
Puritan GenerationProphet (Idealist)1588–1617 (30)1st Turning: High: Merrie England1594–1621 (27)
Cavalier GenerationNomad (Reactive)1618–1647 (30)2nd Turning: Awakening: Puritan Awakening1621–1649 (26)
Glorious GenerationHero (Civic)1648–1673 (26)3rd Turning: Unraveling: Restoration1649–1675 (26)
Enlightenment GenerationArtist (Adaptive)1674–1700 (27)4th Turning: Crisis: Glorious Revolution1675–1704 (29)
Revolutionary Saeculum (90 years)
Awakening GenerationProphet (Idealist)1701–1723 (23)1st Turning: High: Augustan Age of Empire1704–1727 (23)
Liberty GenerationNomad (Reactive)1724–1741 (18)2nd Turning: Awakening: Great Awakening1727–1746 (19)
Republican GenerationHero (Civic)1742–1766 (25)3rd Turning: Unraveling: Seven Years' War (French and Indian War)1746–1773 (27)
Compromise GenerationArtist (Adaptive)1767–1791 (23)4th Turning: Crisis: Age of Revolution1773–1794 (21)
Civil War Saeculum (71 years)
Transcendental GenerationProphet (Idealist)1792–1821 (28)1st Turning: High: Era of Good Feelings1794–1822 (28)
Gilded GenerationNomad (Reactive)1822–1842 (21)2nd Turning: Awakening: Transcendental Awakening1822–1844 (22)
Progressive Generation[b]Hero (Civic)1842–1843 (1)3rd Turning: Unraveling: Mexican–American WarSectionalism1844–1860 (16)
Artist (Adaptive)1843–1859 (17)4th Turning: Crisis: Nội chiến nước Mỹ1860–1865 (5)
Great Power Saeculum (81 years)
Missionary GenerationProphet (Idealist)1860–1882 (23)1st Turning: High: ReconstructionGilded Age1865–1886 (21)
Lost GenerationNomad (Reactive)1883–1900 (18)2nd Turning: Awakening: Missionary Awakening/Progressive Era1886–1908 (22)
G.I. GenerationHero (Civic)1901–1924 (24)3rd Turning: Unraveling: Chiến tranh thế giới lần I, Roaring TwentiesProhibition1908–1929 (21)
Silent GenerationArtist (Adaptive)1925–1942 (18)4th Turning: Crisis: Đại suy thoáiChiến tranh thế giới lần II1929–1946 (17)
Millennial Saeculum (75 + years)
Baby Boom Generation Prophet (Idealist)1943–1960 (18)1st Turning: High: American High1946–1964 (18)
13th Generation (Generation X)[c]Nomad (Reactive)1961–1981 (21)2nd Turning: Awakening: Consciousness RevolutionFourth Great Awakening1964–1984 (20)
Millennial Generation (Generation Y)[d]Hero (Civic)1982–2004 (22)3rd Turning: Unraveling: Neoliberalism/Culture WarsBong bóng công nghệ 1984–2007 (23)
Homeland Generation[e]Artist (Adaptive)2005–present (16*)4th Turning: Crisis: Khủng bố 11/9Khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008Đại dịch COVID-19 / Suy  thoái do COVID-19 2008–present (13*)

Điều thú vị là nghiên cứu này được viết trong cuốn sách “The Fourth Turning” được xuất bản năm 1997 và những gì đang diễn ra từ sau khi lý thuyết này ra đời dường như đang rất đúng như một lời tiên tri vậy. 

Nhân loại đang nằm trong những năm cuối của Bước ngoặt thứ 4. Bước ngoặt thứ 4 của thế hệ này liệu sẽ khốc liệt đến đâu ? Covid 19 liệu đã là điểm kết thúc của Bước ngoặt thứ 4?

Với thế hệ trước, Bước Ngoặt thứ 4 là một thời kỳ nhiều thử thách với cuộc Đại khủng hoảng năm 1929-1937 và chiến tranh thế giới lần thứ II.  

Rất nhiều điểm tương đồng khiến chúng ta có thể liên tưởng tới câu chuyện của Bước ngoặt thứ 4 đã diễn ra ở thế hệ trước: Đó là sự nổi lên của một cường quốc mới thách thứ cường quốc thống trị cũ gây nên các bất ổn chính trị và có thể cả căng thẳng quân sự, đó là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo đạt đến mức kỷ lục có thể tạo nên các bất ổn xã hội, đó là dịch bệnh toàn cầu u ám kéo theo chính sách tiền tệ nới lỏng đến mức hết room (lãi suất về 0%) và một thị trường tài chính bong bóng. Gần một trăm năm trước, việc thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho thị trường tài chính chìm trong cuộc Đại Suy Thoái kéo dài gần 1 thập kỷ.  

Bước ngoặt thứ 4 ở thế hệ này đang bước vào giai đoạn nhiều biến động khó dự báo. Thị trường tài chính đang trong thời kỳ hưng phấn giống như giai đoạn năm 1920 trước khủng hoảng. Rút kinh nghiệm từ bài học lịch sử, lần này FED có vẻ sẽ quyết tâm bơm một lượng thanh khoản kỉ lục vào thị trường để bẻ lái nền kinh tế cho đến khi hoàn toàn thoát khỏi suy thoái. Các nhà đầu tư F0 của thế hệ Millennial đang tác động rất lớn đến thị trường. Những thay đổi mang tính đột phá xuất hiện như Bitcoin. Những xu hướng nổi loạn như Game Stop nhắm vào các quyền lực truyền thống. Thế hệ trẻ tin rằng mình có thể định vị lại thị trường. Tuy nhiên, đây cũng là thế hệ NĐT chưa từng trải qua đau thương của khủng hoảng.

Bối cảnh lịch sử cho thấy rất nhiều thứ có thể được định vị lại ở Bước ngoặt thứ 4: Đó có thể là sự thay thế trật tự thế giới, đó có thể là sự thay đổi luật lệ của những người lãnh đạo ở thế hệ Baby Boom hay Gen X đối với thế hệ thách thức và cũng có thể là những cải cách mang tính phá hủy. Lịch sử cho thấy sự xây dựng lại từ khủng hoảng luôn hồi sinh mạnh mẽ nhưng Bước ngoặt thứ 4 luôn có những xáo trộn rất lớn trong xã hội. Có vẻ cách thức bong bóng nợ hiện tại xì hơi sẽ quyết định nhiều đến sự khốc liệt của Bước ngoặt thứ 4 lần này trước khi nhân loại bước vào một giai đoạn văn minh mới.