Thứ 1

Bạn có thể sẽ nhân được 1 tá câu trả lời, không ít trong số đó mâu thuẫn nhau khiến bạn cũng hoang mang không biết nên tin hay nghe theo ai. Nhất là những người còn thiếu nhiều kiến thức và non nớt về kinh nghiệm, thường không phân biệt được trình độ thực vì thấy ai nói cũng hay như sách.

 

Thứ 2: 

Có thể có người có tâm và nhiệt tình trả lời cho bạn câu hỏi đó, có thể họ cũng giỏi nên câu trả lời cũng có giá trị, nhưng bạn sẽ không nhận được cập nhật/ update từ họ khi có thêm thông tin mới khiến bối cảnh thay đổi. Bạn thường sẽ chỉ nhận ra và lật đật chạy đi hỏi khi thấy lo lắng vì giá giảm. Đầu tư không phải là việc làm thầy bói đoán giá tăng hay giảm trong vài tuần hay vài tháng tới bởi tương lai có những yếu tố mới xảy ra cần có sự update/ đánh giá lại.

 

Thứ 3:

 Mặc dù người trả lời có thể có tâm và chân thành, họ vẫn không biết thế nào là tốt cho bạn và phù hợp với bạn bằng chính bạn. Lựa chọn tốt cho người này có khi lại là lựa chọn có hại đối với người khác vì khả năng tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro cũng như những ưu tiên của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh là khác nhau. Những lời khuyên hay tư vấn mà thiếu hiểu biết về bối cảnh của người được tư vấn,  tưởng là giúp nhưng thực ra lại khá vô trách nhiệm. Nhiều người nghĩ, kệ chứ, mình khuyên là tốt rồi, nghe hay không là việc của họ, trách nhiệm của họ với túi tiền bản thân. Nhưng thực lòng thì nhiều người họ còn quá thiếu kinh nghiệm để biết được là có nên nghe hay không. 

 

Thứ 4: 

Nếu bạn đặt câu hỏi không có dữ kiện cụ thể và những ý kiến cá nhân cơ bản của bạn thì người ta sẽ thấy bạn thật lười biếng, không chịu làm  bài tập về nhà đã vác đi hỏi. Những câu hỏi kiểu như vậy rất ít khi nhận được câu trả lời có tâm. Tại sao người ta phải bỏ công sức để trả lời cho bạn khi chính bạn còn chưa tự nỗ lực với tình huống của mình? 

 

Thứ 5: 

Rất có thể người trả lời bạn muốn bán cho bạn gì đó. Thực tế thì người trả lời nhiệt tình nhất thường là các sales. Điều này thì cũng không hẳn tệ vì họ cung cấp cho ta thông tin, nhưng ở góc độ tư vấn thì chắc chắn sẽ có mâu thuẫn lợi ích. Ai bán gì lại không có rất nhiều lý do để nói thứ mình bán là hay? Đặc biệt là sản phẩm tài chính thường được bán độc quyền và các bên không hoặc rất ít bán chéo sản phẩm của nhau. Cũng rất ít người có cái nhìn tổng thể và so sánh được các sản phẩm tài chính trên thị trường. 

 

Thứ 6: 

Câu trả lời chất lượng rất ít khi nào miễn phí. Vì để có câu trả lời, đó là công sức ko nhỏ. Nếu là cổ phiếu thì còn phải lọc trong cả ngàn mã chứng khoán trên sàn, ra được 1 danh sách ngắn tiềm năng thì còn phải phân tích sâu trước khi xuống tiền. Một bạn bên nhóm contributors khi được hướng dẫn sơ bộ về phân tích cổ phiếu BĐS đã phải thốt lên là làm xong từng này thứ e cũng tự thấy nó quá quý để mang đi chia sẻ. Đó là sự thật. Mà dù có miễn phí đi chăng nữa, thì nó cũng không bền và khó mà đòi hỏi được chất lượng cao. Đến những thứ trước nay vẫn miễn phí như Google, Facebook, Twiter … thực ra cũng chỉ vì để lấy được thông tin của người dùng mà thôi. Miếng pho mát miễn phí duy nhất chỉ có trong bẫy chuột. 

Miếng phô mai có sẵn chỉ có trên cái bẫy chuột

 

Thứ 7

Khi bạn nhận được trả lời là mua được, thậm chí chính người khuyên bạn khẳng định rằng tôi cũng mua thì vẫn còn các ẩn số như mua ở giá nào, mua bao nhiêu, khoản đầu tư đó chiếm bao nhiêu % tài sản của người ta …. Những điều đó tạo ra sự khác biệt rất lớn. Có thể ai đó chắc như đinh đóng cột, nhưng thực tế chỉ bỏ có vài %  tài sản vào trong khi bạn cứ chắc mẩm đó là case họ cũng đầu tư rất nhiều. Hoặc cũng  có thể case đó họ lỗ nhưng tổng thể thì vẫn lãi. Quản lý danh mục tài sản cần nhìn ở tổng thể vì không ai có thể deal nào cũng thắng được, quan trọng là đúng được bao nhiêu lần, và khi có sai thì mất bao nhiêu. 

 

 

Thứ 8

Cuối cùng, bạn cần biết identity của mình, con đường của mình đi thì câu trả lời mới đúng cái bạn cần. Hôm trước có bạn comment trên leox.vn là: “Chị ơi, em đọc thấy rất hay, nhưng đọc xong em vẫn không biết nên làm gì. Chị cho em lời khuyên xem có nên bán HPG để mua sang cổ phiếu hàng tiêu dùng không chị” . Đây là 1 câu hỏi rất phổ biến nhưng lại rất sai. Vì không có 1 câu trả lời duy nhất đúng với câu hỏi này. Câu trả lời nào đúng phụ thuộc vào identity của bạn là gì. Nếu bạn đi theo con đường đầu tư giá trị và dài hạn vào doanh nghiệp tuyệt vời như Warren Buffet thì câu trả lời là Không, giữ đi em, HPG e có thể hold dài hạn được. Nhưng nếu là một nhà đầu tư theo top down và sector rotation thì câu trả lời có thể là nên chuyển sang nhóm ngành khác. Nhóm traders theo biến động giá và đồ thị câu trả lời đúng lại càng khác. Chả lẽ Ray Dalio lại bảo Warren Buffet, ông nắm giữ cổ phiếu xuyên qua cả khủng hoảng là sai rồi. Hay Warren Buffet lại bảo ông chả hiểu gì về doanh nghiệp nên nói thế. Thế có khác cái ảnh dưới đây là mấy đâu? 

Ý Nghĩa Con Số 6 Hay Số 9 ? Theo Bạn Đây Là Số Mấy, Số 6 Hay Số 9

Kết luận lại là dù trong tình huống nào, ngay cả khi bạn chọn cách lười nhất là uỷ thác, bạn vẫn cần biết identity của mình để tìm được người quản lý tiền phù hợp, đủ khả năng để hiểu được logic hay phương pháp luận của người đó và đặt niềm tin một cách có cơ sở thay vì cảm tính. Không ai có trách nhiệm với tiền của bạn hơn chính bạn cả. 

Nếu bạn có kinh nghiệm chủ đề này để chia sẻ, đừng ngần ngại add thêm số 9,10, 11 nhé. LeoX mới nghĩ ra 8 điều này thôi :D